Để
ngăn chặn và đẩy lùi biểu hiện đòi thực hiện đa nguyên, đa đảng và và để tiếp tục
khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm cho xã hội ngày
càng phát triển bền vững theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh, cần quan tâm làm tốt một số giải pháp sau đây:
Một là, tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, nhất là năng lực đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo trên cơ sở trung
thành và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của
các nước phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng,
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Thường xuyên tự đổi mới,
tự chỉnh đốn, nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức
và năng lực lãnh đạo. Chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên xứng đáng là người
lãnh đạo, là “đầy tớ” trung thành của nhân dân. Tích cực đấu tranh ngăn ngừa, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tiếp tục thực hiện tốt việc học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hai là, Đảng
phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả; xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động và phát triển, nhất là
tăng cường cải cách hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân. Chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức Nhà nước vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên”,
nhất là phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phương
pháp, tác phong công tác, xứng đáng là “công bộc” của dân.
Ba là, Đảng,
Nhà nước, các cấp, các ngành từ Trung ương đến các địa phương cần kịp thời ban
hành và thực hiện tốt những chủ trương, chính sách “hợp lòng dân” nhằm không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, nhất là ở
vùng sâu, vùng cao, vùng xa, những căn cứ cách mạng trước đây và những gia
đình, những người có nhiều công lao đóng góp cho công cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với những chế độ, chính sách phù hợp.
Bốn là, chăm
lo xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh
và bền vững, đi đôi với bảo đảm cho nền kinh tế phát triển đúng định hướng xã hội
chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng thành tựu của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, tạo
ra cơ sở vật chất kỹ thuật để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của các tầng lớp nhân dân, nhất là thu hẹp dần khoảng cách phân hóa giàu-nghèo.
Năm là, quan
tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nhất là những vấn đề bức xúc, nổi cộm,
những nguyện vọng chính đáng của nhân dân, xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết
của toàn dân tộc Việt Nam, cả người Việt Nam ở trong nước và những người Việt
Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc; tạo nên sự đồng
thuận xã hội rộng lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà
nước. Thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân được thụ hưởng
mọi thành quả lao động mà chính mình đã sáng tạo ra.
Sáu là, đẩy
mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, nhất là trong
bộ máy Đảng và Nhà nước, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; làm trong sạch bộ
máy, trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và xử
lý kịp thời, nghiêm khắc, dứt điểm các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng gây hậu
quả lớn nhằm củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã
hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét