Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

GIÁ TRỊ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngày 7/11/1917, cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi, mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Mặc dù chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ, nhưng cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 vẫn để lại những giá trị vĩ đại và bền vững, mà không ai phủ nhận được về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh…. Đặc biệt giá trị đối với xây dựng nền văn hóa vô sản phát triển theo hướng tiến bộ, nhân văn cho loài người mang đặc tính của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Cách mạng Tháng Mười Nga xây dựng nên một nền văn hóa mới. Cách mạng Tháng Mười là một cuộc cách mạng tạo ra một thời kỳ văn hóa mới mang tính chất nhân văn, nhân đạo vì cộng đồng, vì xã hội và nền văn hóa đó mục đích phục vụ con người. Cách mạng ấy xóa bỏ chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản, xóa bỏ giai cấp bóc lột và áp bức dân tộc… đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử,  khát vọng ngàn đời của nhân loại cần lao mong muốn thoát khỏi áp bức, bóc lột có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc đã trở thành hiện thực sinh động của hàng triệu con người, nhiều dân tộc ngưỡng vọng, phấn đấu noi theo. Một sự thật lịch sử không thể phủ nhận giá trị đó là sau này hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời xây dựng một xã hội mới công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bộ.
Hệ giá trị văn hóa xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển. Cách mạng Tháng Mười là thắng lợi vĩ đại nhất không chỉ của giai cấp vô sản và nhân dân các dân tộc Nga, mà còn là thắng lợi của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười đã biến chủ nghĩa xã hội khoa học thành hiện thực; chủ nghĩa xã hội phủ định chủ nghĩa tư bản trên thực tế sinh động. Từ đây chiều hướng phát triển chủ yếu, trục xuyên suốt của sự vận động phát triển của lịch sử là đấu tranh xóa bỏ trật tự tư bản chủ nghĩa, thiết lập và từng bước xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Lênin đã khẳng định: “Không có bức tường ngăn cách giữa những chiến thắng của cách mạng xã hội chủ nghĩa quốc tế”. Giá trị đó đã được thực tiễn lịch sử chứng minh, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, một thời đại mới đã được mở ra và gắn với nền văn hóa chủ nghĩa xã hội. Nó tạo cơ hội cho nhân loại thực hiện bước quá độ lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Bước quá độ ấy bao hàm cả khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đối với các nước đang phát triển, khi dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhân dân lao động đã giành chính quyền làm chủ đất nước, đã xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nền văn hóa con người được đặt vào vị trí trung tâm của phát triển, phát triển chủ nghĩa xã hội vì con người. Sau Cách mạng Tháng Mười nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời, lý luận chủ nghĩa Mác thành hiện thực và nền văn hóa vô sản phát huy tính ưu việt của chủ nghĩa xã không có áp bức, bóc lột con người, bất công; con người mới xã hội chủ nghĩa được đặt vào vị trí trung tâm của phát triển. Con người làm chủ, con người lao động, con người mang đặc điểm của giai cấp công nhân và phát triển kinh tế - xã hội vì con người và do con người. Cách mạng Tháng Mười đã hình thành một loạt hệ giá trị văn hóa xã hội chủ nghĩa: giải phóng con người, đưa con người lên làm chủ, lần đầu tiên con người được làm chủ với tư cách làm chủ tư liệu sản xuất. Con người mang bản chất giai cấp công nhân, có tinh thần yêu nước, có tinh thần quốc tế vô sản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét