Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

CẦN LÊN ÁN NHỮNG KẺ ĐÒI XÓA BỎ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, trong đó có nội dung tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh…, thì các thế lực thù địch vẫn đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán của chúng là lật đ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nưc ta, trong đó, chúng tập trung vào các hoạt động đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Điều 4 của Hiến pháp, với lý lẽ vừa hết sức ngụy biện, vừa suy diễn một cách tùy tiện, có tính công kích, nói xấu Đảng ta không hơn, không kém.
Ai cũng hiểu rất rõ, lịch sử cách mạng Việt Nam đã ghi nhận toàn bộ quá trình thực thi nội dung các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 đều gắn liền với những thắng lợi to lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của cách mạng nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Điều đó cho thấy rất rõ Đảng ta đã, đang và chắc chắn sẽ thể hiện đầy đủ vai trò là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đây là sự thật lịch sử hoàn toàn không thể phủ nhận. Do vậy, việc đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp là một hành động xét về mặt đạo lý thuần túy khác gì là vô ơn, bội nghĩa cần phải lên án mạnh mẽ, một thái độ như vậy đã gây phẫn nộ hơn lúc nào hết cho những ai biết chuyện.
Quá trình ra đời, phát triển và lãnh đạo cách mạng cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành t của hệ thống chính trị, là hạt nhân lãnh đạo hệ thng chính trị và toàn xã hội. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, quyết định sự tồn tại và vững mạnh của hệ thống chính trị, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nưc, thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Cơ s lý luận của luận điểm này, trưc hết xuất phát từ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Giữ vững và tăng cưng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với hệ thống chính trị là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho việc thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, cho sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta.    
Sự lãnh đạo của Đảng ta đối vi hệ thống chính trị quyết định tới bản chất chính trị của Nhà nước, đó là bản chất giai cấp công nhân, Nhà nước của dân, do dân và vì dân: thực hiện dân chủ với nhân dân và dân tộc. Sự lãnh đạo đó định hướng cho các hoạt động của Nhà nước được đúng đắn, ngăn ngừa và khắc phục những khuyết tật có thể nảy sinh của bộ máy và công chức nhà nước, làm cho Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt chức năng giai cấp và quản lý xã hội.
Hệ thng chính trị là thiết chế, cơ chế chính trị bảo đảm và thông qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Tuy nhiên, quyền làm chủ của nhân dân chỉ được thực hiện và phát huy cao độ, có hiệu quả tích cực khi có định hưng chính trị đúng đắn, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nó khắc phục những nhận thức và hành vi sai trái về dân chủ như: dân ch tư sản. dân chủ cực đoan, vô chính phủ, coi thường kỷ cương hoặc thờ ơ chính trị... trong xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét