Những
năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta chủ động đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ, đồng
thời tích cực thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm cho dân chủ được thể hiện rộng
rãi trong nhân dân. Các dự án luật mới xây dựng, dự án luật sửa đổi, bổ sung; dự
thảo văn kiện trình Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ XII, và các phiên họp của
Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đều được đăng tải công
khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Mục đích cao nhất của việc này là nhằm
tranh thủ ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm cho đường lối, chủ
trương của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước luôn phù hợp với lợi ích dân tộc
và nhân dân. Chính vì vậy, đã có nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp vào các dự thảo
luật, dự thảo văn kiện. Trong đó có nhiều ý kiến chất lượng, thể hiện tính phát
hiện cao và thực sự gợi mở ra những giải pháp, nhằm bảo đảm cho các dự thảo nói
trên ngày càng hoàn thiện. Những ý kiến đó đã được hệ thống báo chí đăng tải
công khai và được ban soạn thảo các văn kiện, văn bản luật nghiêm túc tiếp thu.
Điều đó cho thấy, tính dân chủ trong xây dựng văn bản pháp luật của chúng ta đã
có tiến bộ vượt bậc.
Một
xã hội muốn phát triển thì tất yếu xã hội đó phải được quản lý bằng pháp luật một
cách nghiêm chỉnh. Trong tất cả hoạt động, lĩnh vực của đời sống xã hội, đều cần
phải được điều chỉnh bằng các điều luật, với đủ khung quy định mọi hành vi thì
mới bảo đảm tính chặt chẽ của pháp luật. Đất nước nào cũng thế, xã hội hiện đại
thì hệ thống luật càng hoàn thiện và đầy đủ. Ấy thế nhưng gần đây, một số người
đã lợi dụng việc đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự (do Bộ Tư
pháp chủ trì lấy ý kiến,), các dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật về hội...
để xuyên tạc hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam. Đối với Bộ luật Hình sự,
họ đòi hỏi phải bỏ hẳn các điều 39 (quy định về tội tử hình), 71 (áp dụng quy định
của Bộ luật Hình sự đối với pháp nhân phạm tội), 109 (quy định về tội bạo loạn),
117 (quy định về tội chống phá trại giam), 258 (quy định về tội cưỡng bức người
khác sử dụng ma túy)... mà theo họ là để nhằm “mở rộng quyền con người và tự do
dân chủ”. Cũng nhân việc đóng góp ý kiến, họ xuyên tạc về cách xây dựng văn bản
luật của Việt Nam, cho rằng cách làm hiện nay là không khoa học, nhiều điều luật
còn “mơ hồ”. Hàm ý của một số người trong việc đóng góp ý kiến là muốn Bộ luật
Hình sự của Việt Nam “càng sơ hở càng tốt”. Thế nên trong các góp ý của họ
không thể hiện được chữ "tâm" để làm cho bộ luật tốt hơn, chặt chẽ
hơn mà chỉ mang mục đích loại bỏ các điều luật.
Việc
đóng góp ý kiến vào các văn bản luật là quyền của mọi công dân. Tuy nhiên những
ý kiến thiếu bề “xây”, chỉ nhăm nhăm vào bề “chống” thì thật khó được chấp nhận
cũng là lẽ đương nhiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét