Ngày
18-9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông báo kết luận kỳ họp thứ 17, xem xét,
kết luận một số nội dung quan trọng.
Trong
đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ rõ những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường
vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, trong đó có ông Nguyễn Xuân Anh (Ủy
viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng) và ông
Huỳnh Đức Thơ (Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành
phố Đà Nẵng); đồng thời công bố kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với
Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai và ông Phạm Thế Dũng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy,
nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; xem xét, thi
hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng uỷ và một số thành viên Hội đồng thành
viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; xem xét, thi hành kỷ luật một số cá nhân thuộc
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và kết luận kiểm tra tài chính đảng
đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông.
Câu
chuyện kỷ luật cán bộ trong Đảng không phải bây giờ mới có. Tuy nhiên, trước
đây, kỷ luật thường mới chỉ dừng ở mức phê phán chung chung, chưa rõ ràng. Còn
bây giờ, kỷ luật đã cụ thể hơn đúng người, đúng tội. Qua mỗi lần như vậy, nhìn
lại, Đảng ngày càng mạnh lên.
Cả
lý luận lẫn thực tế đều đã chứng minh rằng, một trong những điều làm nên sức mạnh
cho Đảng là lòng tin của nhân dân. Khi dân tin vào Đảng và Đảng nói, làm và thi
hành kỷ luật đúng người đúng tội, thì sức mạnh của Đảng càng được nhân lên.
Theo
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Đình Phong, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
việc công khai kỷ luật cán bộ là điều rất quan trọng, điều này có lợi cho Đảng,
đem lại niềm tin trong nhân dân.
Qua
đó, sẽ có sự gắn kết chặt chẽ trong mối liên hệ giữa Đảng với dân: “Đảng ta như
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Đảng viên mắc kỷ luật đến đâu thì phải xử lý đúng
theo kỷ luật của Đảng. Xử lý như vậy không phải đấu tranh nội bộ, không phải bè
cánh, chỉ có 1 đảng chân chính đảng cách mạng, đảng vì dân thì chúng ta mới tự
phê bình và phê bình. Ai có kỷ luật đến đâu chúng ta xử lý đến đó. Lịch sử các
đảng cộng sản trước nay đều như vậy. Mỗi lần như vậy chỉ có tăng sức mạnh của Đảng,
tăng niềm tin của nhân dân”.
Từ
sau Đại hội XII, Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố công khai nhiều vụ việc lớn,
liên quan đến sai phạm nghiêm trọng của không ít cán bộ Đảng viên các cấp. Điều
này cho thấy, Đảng đang tích cực thực hiện nhóm giải pháp tăng cường kiểm tra,
giám sát và kỷ luật của Đảng, thể hiện quyết tâm chính trị cao của Bộ Chính trị
và Trung ương khóa XII.
Trong
thực tế, đặc biệt là khi cả nước tiến hành sự nghiệp đổi mới, do tác động của
kinh tế thị trường nên có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất. Sự
suy thoái, biến chất đó có một phần nguyên nhân từ kỷ luật của Đảng chưa
nghiêm, pháp luật nhà nước chưa nghiêm, dẫn tới tình trạng vô kỷ luật, vun vén
lợi ích cá nhân, tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức, lối sống...
Ông
Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho
rằng: Nếu làm không kiên quyết, hiệu quả, đồng bộ, nhất là nếu chỉ dừng lại ở
hành động của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng
hay Ban Nội chính, thì người dân chưa thể yên tâm và chưa coi đó là quyết tâm của
toàn Đảng được.
Ông
Phạm Thế Duyệt trăn trở: “Nhìn xuống hơn các bộ, ngành, Mặt trận, đoàn thể có
"sôi" lên không, hay chỉ có đồng chí Tổng Bí thư cương quyết, hay chỉ
trông chờ vào 8 đoàn kiểm tra do Tổng Bí thư thành lập kiểm tra giám sát việc xử
lý tham nhũng và đến tháng 10 có kết luận? Nếu là chính quyền thì cũng toàn đảng
viên được cử ra để làm việc ấy. Vậy thì những nơi này hãy làm đi, đừng ỷ lại
vào các đoàn kiểm tra đến. Tôi tin nếu làm được như vậy thì dân sẽ phấn khởi, sẽ
tin ngay”.
Việc
xử lý những cá nhân, tổ chức sai phạm là cần thiết. Nhưng sâu xa hơn, phải tìm
cho ra nguyên nhân của từng vụ việc. Đồng thời, cũng phải chỉ ra được cái sai,
cái hạn chế, yếu kém của tổ chức Đảng, khi biết sai mà không ngăn chặn, thấy
đúng lại không bảo vệ; tiến hành kỷ luật nghiêm minh trong Đảng, chắc chắn sẽ lấy
lại được niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đấu tranh chống “suy
thoái”, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét