Lợi dụng Phúc
trình tự do tôn giáo thế giới 2017 của Hoa Kỳ, nhiều trang mạng xấu đã tán phát
thông tin thất thiệt, ác ý cho rằng: Cộng sản là những kẻ “vô thần” nên không
có gì khó hiểu Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hạn chế, gây khó dễ nhằm xóa
bỏ tôn giáo. Sự thật như thế nào?
Văn kiện Hội
nghị Trung ương 7, khóa IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Tín ngưỡng,
tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng
dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn
giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Chính sách nhất quán của Đảng
và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
tất cả mọi người. Thực tế cho thấy, Việt Nam không chỉ nỗ lực hoàn thiện hệ thống
pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo mà còn bảo đảm đời sống tín ngưỡng,
tôn giáo của người dân một cách thỏa đáng.
Hiện nay, Việt
Nam có hơn 25 triệu người có đạo, chiếm 27% dân số; có gần 83.000 chức sắc; hơn
27.000 cơ sở thờ tự. Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam còn khuyến khích
các tôn giáo đóng góp vào công cuộc xây dựng Tổ quốc, nhất là trên lĩnh vực
giáo dục và an sinh xã hội. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, các tổ chức tôn
giáo đã thành lập được 269 trường mầm non với 6.620 phòng học, tương đương với
1,9% tổng số cơ sở giáo dục cả nước. Về bảo trợ xã hội, ở Việt Nam hiện có gần
800 cơ sở do các tôn giáo tổ chức… Các tổ chức này đang nuôi dưỡng những trẻ em
mồ côi, tàn tật, người già cô đơn, bệnh nhân tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS…
Việc một số
cá nhân, nhóm tôn giáo bị các cơ quan chức năng xử lý hình sự, trấn áp là điều
cần thiết và đúng luật, vì họ đã vi phạm pháp luật chứ không phải vì lý do tôn
giáo. Sự trừng phạt này là nhằm bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người
khác, vì lợi ích chung của xã hội.
Phúc trình
thường niên về tình hình nhân quyền, tôn giáo thế giới do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
biên soạn ra đời từ thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945-1991). Còn nhớ Tổng thống
J.Carter (nhiệm kỳ 1977-1981) là người khởi xướng việc biên soạn và công bố
“phúc trình”. Theo ông, đây là việc làm cần thiết để bảo vệ các “giá trị Mỹ”,
ông đã kiến nghị nghị viện Hoa Kỳ thông qua đạo luật về việc hằng năm Hoa Kỳ
công bố hai phúc trình trên. Kiến nghị của ông đã được nghị viện thông qua và
giao cho Bộ Ngoại giao biên soạn. Còn nhớ trong thời gian này, thế giới chia
thành hai hệ thống xã hội: Xã hội XHCN và tư bản chủ nghĩa. Hai hệ thống xã hội
không chỉ khác biệt về hệ tư tưởng mà còn đối đầu với nhau về chính trị. Trong
thời kỳ "Chiến tranh lạnh", Hoa Kỳ đã đồng thời dùng chiến tranh xâm
lược nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam (thời kỳ 1954-1975) và thực hiện chiến
lược “diễn biến hòa bình” bằng phương pháp “thẩm thấu giá trị Mỹ” vào các chế độ,
nhà nước xã hội XHCN, nói cách khác là chiến lược can thiệp, lật đổ, chuyển hóa
các nước này sang mô hình chính trị đa nguyên.
Tình hình
ngày nay đã khác, các quốc gia với hệ tư tưởng, thể chế chính trị xã hội khác
nhau, không còn đối lập, đối đầu nhau nữa. Hoa Kỳ và Việt Nam ngày nay trở
thành đối tác toàn diện. Văn kiện Đối tác toàn diện được nguyên thủ hai quốc
gia ký kết năm 2013 ghi nhận nguyên tắc các bên tôn trọng Hiến chương Liên hợp
quốc và thể chế chính trị của nhau... Vì thế, Hoa Kỳ không nên dùng "phúc
trình" để can thiệp vào công việc của Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam và Hoa Kỳ
đã có "kênh" đối thoại về nhân quyền… những khác biệt, khoảng cách
nào đó do quan niệm về giá trị khác nhau thì hai bên có thể học hỏi lẫn nhau,
rút ngắn khoảng cách thông qua đối thoại. Đây là phương thức tốt nhất, văn minh
nhất, thay vì áp đặt quan điểm của mình cho một quốc gia, dân tộc khác.
Thiết nghĩ những
người soạn thảo và thông qua Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017 hãy từ bỏ
tư duy chính trị cổ hủ, lạc hậu của thời kỳ Chiến tranh lạnh, không nên dùng
cái gọi là “phúc trình thường niên” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt
Nam, điều này đi ngược lại lợi ích và làm tổn thương đến quan hệ giữa hai nước.
tự do tín ngưỡng tôn giáo phải trong khuôn khổ của luật pháp nếu không loạn tôn giáo. cũng là để tránh các tôn giáo xung đột lẫn nhau
Trả lờiXóa