Chủ nghĩa dân túy hay chủ nghĩa xã
hội dân túy là một biến dạng của chủ nghĩa xã hội không tưởng tiểu tư sản. V.I.
Lênin gọi phái “dân túy” là kẻ thù công khai của phong trào cách mạng Nga. Cũng
như chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam không có cơ sở kinh
tế, chính trị-xã hội để tồn tại dưới dạng “chủ nghĩa”, nó chỉ tồn tại với tính
cách là quan điểm, tư tưởng không thành hệ thống lý luận và biểu hiện ở phát
ngôn, hành động vụn vặt của một số người, nhưng sức nguy hiểm của các quan
điểm, tư tưởng này là không nhỏ.
Tôi đồng tình với quan điểm trong
bài viết của đồng chí Võ Văn Thưởng, song xin được bổ sung một số khía cạnh
nhận diện chủ nghĩa dân túy về mặt tư tưởng như sau: Núp dưới ngọn cờ “tự do
phê bình”, “đổi mới tư duy lý luận”, chủ nghĩa cơ hội, xét lại và chủ nghĩa dân
túy đòi xem xét toàn bộ những nguyên lý, quy luật, phạm trù cơ bản của Chủ
nghĩa Mác-Lênin, nhất là nguyên lý xây dựng đảng kiểu mới. Họ cho rằng, giai
cấp tư sản đã thay đổi bản chất, biết chung sống hòa bình với giai cấp công
nhân, nên quan điểm đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời,
phải “chung sống hòa bình trong ngôi nhà chung”. Họ yêu cầu từ bỏ con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội, muốn quay về chế độ dân chủ nhân dân, chủ nghĩa xã hội
dân chủ…Về những biểu hiện cụ thể thì dân túy thể hiện qua phong cách làm việc
giả tạo, mị dân, kích động nhân dân, triệt tiêu trách nhiệm và nghĩa vụ công
dân...
Để đẩy lùi những biểu hiện dân túy,
trước hết phải xây dựng lập trường, sự kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ để có thế giới quan, phương pháp luận khoa
học, phong cách làm việc sâu sát, gần dân nhưng không xa rời nguyên tắc, tuân
thủ pháp luật. Đặc biệt, cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải tích cực học tập,
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là phong cách làm
việc của Người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét