Có thể nói rằng, chủ nghĩa dân túy
là biểu hiện của những kẻ cơ hội chính trị đã lợi dụng lòng tin ngây thơ của
quần chúng để thực hiện những dụng ý, động cơ cá nhân. Thời gian qua, có một số
người trong xã hội (thường có địa vị, có học hàm, học vị, vốn sống) đã triệt để
tận dụng các trang mạng xã hội, các tờ báo điện tử đăng đàn, diễn ngôn, phát
ngôn nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Những người này có đặc điểm
chung là hoạt ngôn, có tài hùng biện và khả năng viết lách, “lập ngôn” khá tốt,
dễ bắt mắt người đọc, người nghe. Tuy nhiên, những thông tin họ đưa ra thường
viện dẫn triết lý này nọ, có điều đúng đắn, hợp lý, song cũng không ít điều “mờ
mờ ảo ảo”, dễ làm “mụ mị” đầu óc những người nhẹ dạ cả tin.
Đối với các chính khách, học giả,
tìm kiếm và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của người dân là cần thiết, nhưng
không nên làm bằng mọi giá. Với những chính khách, học giả chân chính, bao giờ
họ cũng thu hút sự quan tâm của người dân bằng một thái độ chân thành, hiểu
biết, nói đi đôi với làm, hứa ít làm nhiều, làm đến nơi đến chốn để thuyết phục
lòng tin của nhân dân. Còn nếu ai đó muốn lấy lòng dân bằng cách a dua quần
chúng, theo đuôi đám đông mà không có chính kiến rõ ràng, không đứng trên lập
trường cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng, thì đó là một biểu hiện của
chủ nghĩa dân túy. Đấy là chưa kể tình trạng một số cán bộ hứa nhiều làm ít,
hứa suông, thậm chí hứa hão trước nhân dân nhưng không làm đến nơi đến chốn,
thì cũng là biểu hiện “mị dân”. Vì vậy, chúng ta rất cần tỉnh táo, sáng suốt để
nhận biết, phân biệt được đâu là những người vì dân đích thực, đâu là những kẻ
tìm mọi cách “mua chuộc” lòng dân chỉ nhằm đánh bóng tên tuổi của mình hay thực
hiện một ý đồ cá nhân nào đó./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét