Sau khi trình
Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, dự án Luật An ninh mạng đã được chỉnh sửa, bổ sung
trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội và ý kiến đóng góp của nhân
dân và các cơ quan chuyên môn, dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần
này.
Tuy nhiên,
trên mạng xã hội, báo chí nước ngoài xuất hiện nhiều bài viết với lời lẽ có
tính “hù dọa” hậu quả nếu dự luật này được thông qua như: “Luật An ninh mạng sẽ
siết chặt tự do ngôn luận”; “Việt Nam nhắm đến siết chặt facebook, Google, “đe
dọa giới bất đồng”; “Đừng để Việt Nam trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ”...
Cùng việc đưa
ra các lý lẽ có tính bao biện, một số người “đe” rằng, chính phủ Việt Nam “sẽ
thất bại nếu để dự luật An ninh mạng thông qua”. Thậm chí, họ tự phân tích theo
ý chủ quan rồi phán: “Trong lịch sử hơn 20 năm có Internet (1997-2018) chưa bao
giờ lợi ích quốc gia, dân tộc và tự do của người dân bị đe doạ lớn như những gì
đang được chuẩn bị trong dự luật An ninh mạng”.
Nhiều bài viết
được đăng tải trên một số báo chí nước ngoài như BBC, VOA... với lời lẽ thoá mạ,
phê phán Chính phủ Việt Nam “bóp nghẹt” Internet, “chậm tiến”, “kéo lùi lịch sử”...
Cùng với đó,
một số tổ chức có thư gửi cơ quan chức năng Việt Nam, trên danh nghĩa “góp ý dự
luật” song lại đưa ra những đề nghị có tính áp đặt, bắt bẻ, hù dọa nếu dự luật
được thông qua...
Cần thấy rằng,
trong soạn thảo một dự án luật, việc có các ý kiến khác nhau là bình thường, thậm
chí rất cần thiết để đảm bảo các quy phạm pháp luật thêm chặt chẽ, phù hợp và dễ
đi vào cuộc sống khi luật được ban hành. Đây lại là dự luật tác động những vấn
đề mới và nhạy cảm như an ninh mạng.
Quá trình soạn
thảo, lấy ý kiến, bên cạnh các nhà khoa học, cơ quan chức năng thì mọi người
dân đều có quyền tham gia ý kiến dưới các hình thức như bằng văn bản, phát biểu
tại hội nghị, hội thảo, thư góp ý...
Tuy nhiên, việc
đóng góp ý kiến là theo tinh thần xây dựng, dù tán thành hay không tán thành một
nội dung, vấn đề nào đó dự luật nêu ra thì cũng phải thể hiện quan điểm, chính
kiến dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn thuyết phục và vì lợi ích chung.
Trong khi đó,
những dạng “góp ý” như cách trên đối với dự án Luật An ninh mạng cho thấy rõ động
cơ không trong sáng, nhiều người thể hiện ý đồ phá hoại, tạo dư luận nhằm cản
trở việc thông qua luật của Quốc hội. Những người thường lấy lý do dự luật “đe
dọa giới bất đồng” thì thực chất, đây là số có hành vi chống chính quyền hoặc
có tư tưởng, quan điểm chống phá Đảng, Nhà nước.
Số này tỏ ra
nghiên cứu rất kỹ dự án luật và họ nhận thấy nhiều điều khoản sẽ ràng buộc hoạt
động của chính mình nên tìm cách phản ứng, phê phán chứ họ không nhìn nhận những
vấn đề mà điều luật đưa ra dưới góc độ khoa học, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng.
trên thế giới rất nhiều nước đã có luật an ninh mạng, Việt Nam cần có để điều chỉnh những hành vi thiếu chuẩn mực
Trả lờiXóa