Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam
luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có tự
do internet, MXH. Mặt khác, đối với những người vi phạm các quy định của
pháp luật trên không gian mạng, đăng phát các thông tin thất thiệt, lừa đảo,
xuyên tạc, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá
nhân... các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ xử lý nghiêm minh theo pháp
luật. Việt Nam kiên quyết phản đối, đấu tranh với mọi hành vi lợi dụng quyền
con người nói chung và quyền tự do internet, MXH nói riêng để chống phá, can
thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Ngày 3-2-2020, Chính phủ Việt Nam đã ban hành
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu
chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện
tử” thay thế Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013.
Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định
khá cụ thể về hành vi thông tin sai sự thật trên môi trường viễn thông. Nhưng
quá trình tổ chức thực hiện có những hạn chế và diễn biến tình hình đã thay đổi,
xuất hiện những kẽ hở, mức độ xử phạt chưa đủ sức răn đe... Vì thế mà tình trạng
dùng MXH, trang thông tin, tài khoản cá nhân để đăng thông tin sai sự thật chưa
giảm, thậm chí có chiều hướng gia tăng.
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ra đời với 124 điều,
đã quy định rõ hơn, chi tiết hơn về hành vi vi phạm hành chính, hình thức
xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực. Đây được xem là
phương thuốc mạnh hơn trong việc phòng, chống những thông tin giả, sai lệch, xấu
độc đang lan tràn trên không gian mạng thời gian vừa qua.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện,
đồng bộ, kịp thời điều chỉnh mọi mặt của đời sống. Việc đưa pháp luật vào cuộc
sống, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho người dân đang được
các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng thực hiện. Cùng với đó, trong thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình, điều quan trọng đối với mỗi người dân là phải
hết sức bình tĩnh, tỉnh táo trong tiếp nhận và xử lý thông tin. Trong khi thực
hiện quyền của mình, mỗi người còn phải tôn trọng quyền và lợi ích của tập thể,
cá nhân; luôn đặt lợi ích quốc gia-dân tộc lên hàng đầu, thể hiện rõ tinh thần
thượng tôn pháp luật.
Việc Việt Nam ban hành Luật ANM, Nghị định số
15/2020/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thực chất là nhằm
bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do
internet, tự do MXH của người dân ngày càng tốt hơn; làm cho môi trường mạng của
Việt Nam ngày càng trong lành và an toàn hơn, phục vụ tốt cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Luận điệu cho rằng Luật ANM, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cùng
các văn bản quy phạm pháp luật mà Việt Nam ban hành và thực hiện là "bóp
nghẹt tự do dân chủ, tự do ngôn luận...", “vi phạm tự do mạng xã hội”...
thực chất là hành vi tuyên truyền xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước ta. Việt
Nam luôn hướng đến xây dựng Nhà nước pháp quyền, tiến bộ, dân chủ và văn minh,
trong đó các quyền con người nói chung, quyền tự do internet, tự do MXH nói
riêng được tôn trọng và bảo đảm. Đồng thời, Việt Nam kiên quyết vạch trần và đấu
tranh không khoan nhượng với những tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề này để vi
phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích của đất nước và nhân dân.
Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết; những kẻ nào có ý định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước hãy thức tỉnh nếu không sẽ bị nghiêm trị.
Trả lờiXóaĐể ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa