Xuất hiện vào khoảng thế kỷ
XVII ở châu Âu, khái niệm “can thiệp nhân đạo” ra đời dưới dạng học thuyết và
được gắn với luật tự nhiên và chủ nghĩa tự do. Theo quan điểm của H.Grotius (đại diện tiêu biểu cho các nhà lý luận tự do kinh điển châu Âu được đa số
học giả ủng hộ) thì các quan hệ nảy sinh trong đời sống quốc tế cần được điều
chỉnh trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia. Với mục đích cải thiện trật tự
thế giới, Grotius đã đưa ra thuật ngữ “chiến tranh chính nghĩa” và nhấn mạnh
rằng chiến tranh chỉ có thể được cho phép nếu có lý do chính nghĩa, rõ ràng.
Đến thế kỷ XX, học thuyết “can thiệp nhân đạo” dần mất cơ sở thực tế trong quan
hệ giữa các nước và về mặt pháp lý, nó cũng không có cơ sở trong luật pháp quốc
tế.
Thực tế cho thấy, “can thiệp
nhân đạo” đã được Mỹ và đồng minh áp dụng với nhiều quốc gia có chủ quyền trên
thế giới. Điển hình là tại Nam Tư, với chiêu bài nhằm bảo vệ “người Albania bị
người Xéc-bi-a thanh lọc sắc tộc ở Cosovo”, năm 1999, Mỹ và NATO đã mở cuộc
chiến tranh với quy mô lớn vào quốc gia này. Với lập luận “nhân quyền cao hơn
chủ quyền”. Sau cuộc chiến tranh này, học thuyết “can thiệp nhân đạo” được
chính thức đưa vào nội dung chiến lược mới của NATO và được thông qua tại dịp
kỷ niệm 50 năm thành lập tổ chức này. Năm 2001, sau sự kiện ngày 11-9, Mỹ đã
phát động cuộc chiến tranh “toàn cầu chống khủng bố” nhằm vào Afghanistan.
Trên bản đồ thế giới, có thể dễ
dàng nhận thấy các quốc gia đã bị Mỹ áp dụng học thuyết “can thiệp nhân đạo”
đều nằm trong khu vực có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế và quân sự,
như: Afghanistan là bàn đạp để chi phối toàn bộ vùng Trung Á, Serbia là
trọng tâm trong vành đai “động đất địa - chính trị” kéo từ Balkan qua Kavkaz
đến Pakistan, Ấn Độ, Gruzia là tâm điểm của khu vực biển Caspi... Đây là các
khu vực đang nằm trong sự cạnh tranh và xung đột quyết liệt giữa Mỹ, đồng minh
với các quốc gia từng là đối thủ trong thời kỳ chiến tranh lạnh và với các nước
lớn, như: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ...
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động này, thời gian tới, cần tập trung
thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:
Một
là, tiếp tục chủ động triển khai nắm tình hình, dự báo kịp thời mọi
âm mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tại các địa
bàn trọng yếu. Kịp thời phát hiện, phối hợp giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn,
khiếu kiện, “điểm nóng” ngay từ cơ sở, không để kéo dài, không lây lan, vượt
cấp.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông
tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu đảm bảo quyền con người ở Việt Nam. Kết
hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại; tận dụng thế
mạnh của các kênh ngoại giao, đối thoại, hợp tác làm cho cộng đồng quốc tế,
kiều bào ta ở nước ngoài hiểu đúng quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước và thành tựu đã đạt được trong đảm bảo quyền con người ở Việt Nam,
góp phần đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các
thế lực thù địch hòng vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân
tộc, tôn giáo để tạo cớ can thiệp.
Ba
là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói,
giảm nghèo... kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng cao
trình độ dân trí, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo nhằm góp phần đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích
của người dân trên cơ sở pháp luật.
Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóaChúng ta không nên tin bọn phản động và các tổ chức thù địch; chúng chỉ xuyên tạc để chống phá Việt Nam mà thôi
Trả lờiXóa