Căn cứ vào các quy định của Công ước quốc tế của LHQ về
Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và phán quyết PCA năm 2016 thì yêu sách này cực kỳ
phi lý và thậm chí có tính chất pháp lý ít hơn nhiều so với yêu sách “đường lưỡi
bò” trước đây.
“UNCLOS đã quy định chỉ các quốc gia quần đảo mới có
thể sử dụng đường cơ sở thẳng với điều kiện tỷ lệ diện tích vùng biển và diện
tích đảo tự nhiên nổi lên mặt nước nằm bên trong đường cơ sở thẳng quần đảo
không lớn hơn 9 và một số điều kiện chặt chẽ khác. Thực tế không thể phủ nhận
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam và Trung Quốc không có quyền
tuyên bố chủ quyền tại đó.
Ngoài ra, vì Trung Quốc không phải là “quốc gia quần đảo”
và tỷ lệ diện tích vùng biển tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với tỷ
lệ diện tích đảo tự nhiên nổi lên mặt nước lớn hơn rất nhiều. Như vậy, việc
dùng đường cơ sở thẳng của Trung Quốc là trái với UNCLOS.
Bên cạnh đó, phán quyết của PCA đã làm rõ các quy định
về “đảo” và “đảo đá” và các đảo đá tại quần đảo Trường Sa chỉ có vùng lãnh hải
12 hải lý, không có vùng biển mở rộng.
Áp dụng phán quyết cho các đảo trên quần đảo Hoàng Sa,
có thể thấy rằng các đảo ở quần đảo Hoàng Sa cũng là “các đảo đá không phù hợp
cho con người sinh sống hoặc đời sống kinh tế riêng thì sẽ không có vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa”, PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác
quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chỉ rõ.
Riêng đối với bãi Macclesfield mà Trung Quốc gọi là
Trung Sa, PGS.TS Vũ Thanh Ca cho biết, đây chỉ là một bãi ngầm và theo quy định
của UNCLOS thì không thể là đối tượng để tuyên bố chủ quyền.
“Như vậy, tuyên bố “chủ quyền” đối với Trung Sa và sau
đó gộp cả bãi cạn Scarborough, bãi cạn St. Esprit vào “quần đảo” này là rất ngớ
ngẩn, trái hoàn toàn với quy định của UNCLOS. Đồng quan điểm này, ông Michael
Pillsbury, thành viên cao cấp của Học viện Hudson và là Giám đốc của Trung tâm
Chiến lược Trung Quốc chỉ rõ, ý đồ mới nhất của Trung Quốc là kết hợp 3 công cụ
trong chiến tranh thông tin về Biển Đông gồm chiến tranh pháp lý, chiến tranh
truyền thông và chiến tranh tâm lý.
“Trung Quốc đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các chiến thuật
pháp lý nhằm thách thức đối với các quy chuẩn quốc tế. Bắc Kinh không bận tâm tới
việc các tuyên bố của họ về cơ bản không phù hợp với UNCLOS hay không. Họ cũng
không bận tâm đến việc toà PCA đưa ra phán quyết bác bỏ các tuyên bố về “đường
lưỡi bò”. Đây là một phần trong chiến lược lớn hơn của Trung Quốc nhằm tạo ra
cho riêng mình một phiên bản của Học thuyết Monroe nhằm tiến gần hơn tới việc
thiết lập sự thống trị trong khu vực”, ông Micheal Pillsbury nói.
Liên quan đến việc Bộ Dân chính và Bộ Tài nguyên thiên
nhiên Trung Quốc ngang nhiên công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn"
cho 80 thực thể ở Biển Đông, ngày 23/4, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt
Nam Ngô Toàn Thắng đã nêu rõ: "Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng
chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời có quyền chủ
quyền, quyền tài phán ở vùng biển như xác lập ở UNCLOS 1982. Mọi hành vi xâm hại
chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của
Việt Nam với vùng biển của mình đều không có giá trị, không được công nhận và
Việt Nam kiên quyết phản đối".
Được biết, trong danh sách 80 thực thể bao gồm 25 đảo,
đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông, có những bãi cạn nằm sâu
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam
chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.
Trước đó, ngày 18/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng
phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các
hành vi có liên quan, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy
bỏ các quyết định sai trái liên quan vì vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt
Nam.
Trung Quốc không thẻ tự vạch ra đường lưỡi bò phi pháp được
Trả lờiXóaHành động ngông cuồng của Trung Quốc trên biển đông chỉ làm mất đi vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế
Trả lờiXóa