Có quyền lực đã khó, kiểm soát được quyền lực càng khó
hơn. Quyền lực không được giám sát là quyền lực sẽ bị tha hóa. Đó là tất yếu và
không có ngoại lệ, thời nào cũng vậy. Thực tế cho thấy, nếu quyền lực bị biến
thành “của riêng”, là tha hóa quyền lực. Tha hóa quyền lực, là việc thực
hiện không đúng, không đầy đủ, không hết hoặc vượt quá quyền lực được trao
trong quá trình thực thi chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn. Nó thường biểu hiện ở
việc: lạm quyền (làm những việc vượt quá quyền hạn của mình); lộng quyền (làm
việc ngang ngược vượt quá quyền hạn của mình, lấn cả quyền hạn của người cấp
trên); lợi dụng quyền lực (là dựa vào điều kiện thuận lợi nào đó để mưu lợi
riêng không chính đáng); không thực hiện hay thực hiện không hết quyền lực được
trao. Thực tiễn cho thấy, xã hội ngày càng văn minh thì sự tha hóa quyền lực
càng tinh vi, làm biến tướng bản chất, mục đích của quyền lực, trở thành công cụ
để phục vụ cá nhân hay “nhóm lợi ích” nào đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự
tha hóa quyền lực, nhưng trực tiếp là từ chủ nghĩa cá nhân, lợi ích của cá
nhân, gia đình và “nhóm lợi ích”. Và những người nắm quyền bị tha hóa, bị trượt
dài trước hết là do bản thân họ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, bị cám dỗ, chèo kéo,
mua chuộc, thậm chí bị ép buộc,… luôn đặt lợi ích của mình lên trên hết, làm
cái gì cũng tính xem mình có lợi ích gì trong đó không?
Quá trình tha hóa quyền lực có thể biến một người tốt
thành kẻ xấu, từ người khiêm tốn thành kẻ ngông cuồng, từ người thanh liêm
thành kẻ tham lam, xa xỉ, v.v. Nhìn vào các vụ án và số cán bộ các cấp bị kỷ luật
thời gian qua, có thể thấy rõ không ít trong số đó là những người có quá trình
phấn đấu với nhiều thành tích được ghi nhận, có người được phong danh hiệu anh
hùng, nhận nhiều khen thưởng, trải nghiệm qua nhiều chức vụ, có người đi lên từ
gian khổ, hy sinh, v.v. Vậy mà khi được trao quyền, họ đã để cho bàn tay nhúng
chàm, sai lầm và tội lỗi, thậm chí mặc nhiên thực hiện các hành vi sai phạm, tội
phạm để phục vụ cho lợi ích của bản thân, bè nhóm mà không chút kiêng dè. Bởi,
cả quyền lực và lợi ích đều có sức mê hoặc, nó làm cho người ta mờ mắt, bất chấp
những điều cấm kỵ, chà đạp lên luật pháp, coi thường dư luận xã hội. Khi đó quyền
lực được trao bị biến thành phương tiện để họ thực hiện hành vi vi phạm, tội phạm.
Xin nêu một ví dụ điển hình nhất: vụ án “nhận hối lộ” xảy ra tại Bộ Thông tin
và Truyền thông đã được tòa án xét xử công khai tháng 12/2019. Theo dõi diễn biến
phiên xét xử, nhiều người bị ám ảnh bởi ba chữ: “Cậu ký đi”. Trên cương vị là Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại thời điểm thực hiện Dự án mua AVG, ông
Nguyễn Bắc Son bị các cơ quan điều tra, truy tố xác định có vai trò “chủ mưu”.
Khai tại tòa, các bị cáo Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Phạm Đình Trọng đều khẳng
định ông Son trực tiếp chỉ đạo, buộc họ phải ký vào các văn bản nhằm thực hiện
bằng được thương vụ này. “Cậu ký đi”! Đó là mệnh lệnh của thủ trưởng, nó có
tính áp chế quyền lực. Về lý thuyết, các thuộc cấp có thể từ chối ký vào văn bản
nếu nhận thấy sự sai trái và không phù hợp pháp luật. Nhưng trong thực tế, thử
hỏi mấy ai dám trái ý người đứng đầu, hơn nữa khi người đứng đầu ấy là bộ trưởng?
Đây là vụ án cho thấy, hậu quả khôn lường của sự tha hóa quyền lực, bởi nó “dắt
cả dây” vào vòng tội lỗi, đồng thời với sự “đục khoét” tài sản của Nhà nước và
nhân dân.
Như vậy có thể thấy sự tha hóa quyền lực dẫn đến hậu
quả không chỉ gây hại cho chính người giữ quyền mà còn gây hại cho người thân,
đồng chí, đồng đội, cho xã hội. Và hệ quả là vô cùng nguy hiểm nếu người đó giữ
trọng trách cao trong Đảng, Nhà nước - nó là một trong các nguy cơ đối với sự
an nguy của chế độ.
Cần loại bỏ tha hóa quyền lực trong các cơ quan, đơn vị
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa