Quyền lực xuất hiện từ lâu trong xã hội loài người,
là: “Cái sức có thể dùng để bắt người ta theo mình”. Trong xã hội, quyền lực
là quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo
đảm việc thực hiện quyền ấy. Thực chất quyền lực là năng lực, khả năng của một
tổ chức hay cá nhân, tác động đến những cá nhân, tổ chức khác phải thực hiện ý
chí của mình thông qua các phương tiện, phương thức nào đó. Có nhiều loại quyền
lực: chính trị, lập pháp, hành chính, tư pháp, kinh tế, thông tin,… trong đó,
quyền lực chính trị là quan trọng nhất, bao trùm, chi phối đến mọi hoạt động của
đời sống xã hội.
Quyền lực không phải ngẫu nhiên mà có, muốn có là được,
mà do tranh đấu mới có được. Trong quá trình vận động, phát triển, từ khi có
giai cấp, xã hội loài người được phân chia thành giai cấp thống trị và giai cấp
bị trị, quyền lực được tập trung ở một nhóm người hay thậm chí một người. Hoạt
động của quyền lực được biểu hiện thông qua việc định hướng, quản lý, điều hành
xã hội, bảo vệ lợi ích của tầng lớp chủ nô, giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản.
Nhà nước của giai cấp thống trị (nhà nước nô lệ, nhà nước phong kiến, hay nhà
nước tư sản) dẫu dưới bất cứ hình thức nào, về bản chất là thực thi quyền lực
do giai cấp thống trị ủy quyền và tập trung vào “thiểu số của thiểu số”, chứ
không đại diện cho đa số. Dưới chế độ tư hữu, quyền lực của nhân dân bị tước đoạt,
tình trạng lạm quyền, lộng quyền xảy ra thường xuyên.
Khi giai cấp công nhân ra đời, lập ra chính đảng Mác
xít chân chính, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động,
lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, lãnh đạo nhân dân đánh đổ quyền
lực của giai cấp tư sản thống trị. Khi cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công ở
một loạt quốc gia, thì quyền lực xã hội được trao về cho nhân dân. Nhân dân
trao cho chính đảng của giai cấp công nhân (với tên gọi khác nhau, như: đảng cộng
sản, đảng công nhân, đảng lao động,…) quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội; thành
lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa và ủy quyền cho Nhà nước thay mặt nhân dân để
quản lý, điều hành xã hội; mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Ở thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, quyền lực ở các nước đi lên chủ nghĩa xã hội có 03 thành
tố: Đảng, Nhà nước, Nhân dân; trong đó, Đảng giữ vai trò lãnh đạo, Nhà nước giữ
vai trò quản lý, Nhân dân giữ vai trò làm chủ. Đây là vấn đề nguyên tắc. Việc tổ
chức như thế nào để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là phụ thuộc vào điều
kiện, hoàn cảnh mỗi nước.
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào
khác ngoài lợi ích tranh đấu để đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân,
cho dân tộc Việt Nam và khát vọng độc lập, tự do, hòa bình, phát triển của nhân
loại. Với cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn, phương pháp cách mạng khoa
học, hình thức đấu tranh phù hợp, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân tin tưởng,
ủy thác quyền lãnh đạo nhân dân đánh đổ ách thống trị của bọn phong kiến và thực
dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng đất nước
theo con đường xã hội chủ nghĩa. Từ khi trở thành đảng cầm quyền (năm 1945), để
thực thi quyền lực, đảm bảo quyền lực thuộc về Nhân dân, Đảng ta đã thiết kế, tổ
chức thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Đây
là sự sáng tạo của Đảng, phù hợp với bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước
ta, vừa khẳng định vai trò, vừa chỉ ra tính biện chứng khách quan của các thành
tố nêu trên. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa hay là Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thì đều là nhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước
dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”2. Để quyền lực của Nhân dân được biểu
hiện trong thực tiễn cuộc sống, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã tổ chức
xây dựng, ban hành Hiến pháp, pháp luật; tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Tòa án,
Viện Kiểm sát và các bộ, ngành chức năng ở Trung ương, địa phương một cách khoa
học, phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước và thông lệ quốc tế. Hiến
pháp Việt Nam năm 1946 khẳng định: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể
Nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp,
tôn giáo”. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 nhấn mạnh: (1). Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân; (2). Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân
làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, v.v. Trên thực
tế, quyền lực của Nhân dân ta được thể hiện trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,… để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc theo mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mỗi người
dân Việt Nam trực tiếp thể hiện quyền lực thông qua việc thực hiện các quyền
con người, quyền công dân về: ứng cử, bầu cử; sống, tự do, dân chủ, học hành,
đi lại, tổ chức giám sát quyền lực đã được trao cho chính quyền, v.v. Các quyền,
như: quản lý, điều hành, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ
Tổ quốc,… thì Nhân dân trao cho các cơ quan, tổ chức do Nhân dân lập nên, bầu
lên, thậm chí trao quyền cho một nhóm, cá nhân đại diện để thực hiện. Các cơ
quan, tổ chức, nhóm người, cá nhân được Nhân dân trao quyền lực phải thực hiện
đúng, có hiệu quả những chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định của Hiến
pháp và pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, đất nước.
Khi nắm giữ quyền lực trong tay, nếu thiếu tu dưỡng, rèn luyện sẽ dễ dẫn đến
tha hóa quyền lực thì hậu quả sẽ khôn lường.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóaCác cơ quan, tổ chức, nhóm người, cá nhân được Nhân dân trao quyền lực phải thực hiện đúng, có hiệu quả những chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
Trả lờiXóa