Một là, Đảng đã xác định dân số là yếu tố quan trọng
hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác dân số là nhiệm vụ
chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài. Cho dù Việt Nam duy trì được mức sinh
thay thế đến năm 2030 thì sau đó vẫn cần được tiếp tục duy trì để bảo đảm mục
tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, Chính phủ nên xem xét xây dựng chiến lược dân
số với tầm nhìn dài hạn hơn, ít nhất là đến năm 2045.
Hai là, để giải quyết vấn đề hạn chế về nguồn lực, nhất
là kinh phí, cần có chiến lược tổng thể lồng ghép chặt chẽ và đồng bộ chương
trình dân số và điều chỉnh mức sinh với các mục tiêu, chương trình phát triển
kinh tế và an sinh xã hội khác.
Ba là, xem xét xây dựng cơ chế hoặc cơ quan quản
lý nhà nước chuyên trách thực sự phù hợp và hiệu quả, như ban chỉ đạo quốc gia
hoặc ủy ban quốc gia về lĩnh vực dân số và phát triển.
Bốn là, có chính sách tiếp tục đẩy mạnh đào tạo và
nghiên cứu về dân số ở Việt Nam. Các khảo sát quốc gia và hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia và các tỉnh/thành về dân số nên được tăng cường đầu tư, đổi mới và
nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh mới. Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư mà Bộ Công an đang xây dựng nên được xem xét tích hợp đủ chức
năng thống kê dân số và khả năng chia sẻ dữ liệu cập nhật cho công tác thống
kê, quy hoạch, chương trình dân số và điều chỉnh mức sinh, cũng như cho nghiên
cứu khoa học về dân số ở Việt Nam.
Năm là, chú trọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế, vừa để thu
hút các nguồn tài trợ quốc tế, vừa thúc đẩy trao đổi thông tin, đào tạo và
nghiên cứu trong lĩnh vực dân số./.
Giải pháp này rất thực tế
Trả lờiXóaBài viết rất hay
Trả lờiXóa