Việt Nam chính thức kết nối với xa lộ thông tin của thế
giới vào ngày 19-11-1997. Sau hơn 20 năm phát triển, đến nay Việt Nam đã trở thành
một trong các quốc gia có tỷ lệ người dùng internet cao nhất châu Á, đứng thứ
12/20 quốc gia dẫn đầu thế giới về số người dùng internet.
Internet và mạng xã hội (MXH) ở Việt Nam đã
trở thành công cụ vô cùng quen thuộc, là “một phần tất yếu” trong cuộc sống của
người dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng và bảo vệ đất nước. Thế nhưng, vừa qua trên một vài trang mạng vẫn xuất
hiện những giọng điệu cho rằng: Việt Nam vi phạm tự do internet, tự do
MXH.
Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương, chính
sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do internet nói
chung và MXH nói riêng. Điều này đã được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam năm 2013, được cụ thể hóa trong nhiều luật, nghị định cùng
nhiều văn bản pháp luật khác và được biểu hiện sinh động trên thực tế.
Ngoài các báo điện tử, các trang tin, thông
qua MXH (Facebook, YouTube, Lotus, Viber, Zalo, Twitter, Instagram...), người
dân Việt Nam có thể tự do chia sẻ thông tin, hình ảnh, clip, bày tỏ quan điểm,
ý kiến cá nhân của mình về mọi vấn đề của đời sống xã hội. Trong hệ thống chính
trị, bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương ở Việt Nam ngày càng nhiều
cơ quan, tổ chức sử dụng MXH để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính, giữ
mối liên hệ với người dân, nắm bắt và giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện
vọng chính đáng của quần chúng nhân dân…
Hệ thống pháp luật của Việt Nam về quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin của công dân là cơ bản đầy đủ, đồng bộ
và tương thích với luật quốc tế về quyền con người. Đặc biệt, Luật An ninh
mạng (ANM), sau một năm có hiệu lực đã dần đi vào cuộc sống, mang lại những hiệu
quả rất rõ nét, thiết thực trong đời sống xã hội. Trước, trong và sau khi luật
ra đời, không ít thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động cho rằng
việc Việt Nam ban hành Luật ANM là "vi phạm quyền con người, bóp nghẹt tự
do dân chủ, tự do ngôn luận...". Thực tế, sau một năm thực thi đã chứng
minh Luật ANM hoàn toàn không vi phạm quyền con người, không bóp nghẹt tự do
ngôn luận, mà ngược lại đã tạo nên nền tảng pháp lý vững chắc, phòng ngừa, đấu
tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân... Mọi cá nhân vẫn được bày tỏ
chính kiến trên không gian mạng, tự do ngôn luận hoàn toàn không bị hạn chế nếu
chấp hành các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, luật đã giúp tạo môi trường
lành mạnh, an toàn. Nhiều thông tin, bài viết, video clip ảnh hưởng tiêu cực đến
chuẩn mực, đạo đức xã hội đã được ngăn chặn, xử lý; đời tư cá nhân được bảo vệ;
hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng được bảo đảm; các đối tượng tung tin
sai lệch, nhất là về dịch Covid-19 gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công
tác phòng, chống dịch đã bị xử lý.
Tự do cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật
Trả lờiXóaHiện nay có rất nhiều thông tin xấu độc tràn lan trên các trang MXH, người đọc nên chọn những trang chính thống
Trả lờiXóa