Trong hơn 90 năm xây dựng và phát triển, nhất là trong
hơn 34 năm đổi mới và hội nhập, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chủ động đấu tranh
với những tư tưởng và những biểu hiện cơ hội chủ nghĩa được triển khai xuyên suốt
trong Đảng, trong hệ thống chính trị đã góp phần tạo sự thống nhất nhận thức
chính trị của cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận trong xã hội.
Tuy nhiên, thực tiễn công tác xây dựng Đảng cũng
cho thấy, vì cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
chưa bị đẩy lùi; có mặt, có một bộ phận còn diễn biến phức tạp. Ở không ít tổ
chức Đảng vẫn còn có một bộ phận những người cơ hội chủ nghĩa, không chỉ mơ hồ,
hoang mang, dao động, lập trường tư tưởng chính trị không vững vàng, thiếu sự
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, bản lĩnh chính trị không vững vàng mà còn
sa vào chủ nghĩa cá nhân, tham ô, tham nhũng, lãng phí, cục bộ, bè phái, lợi
ích nhóm, v.v.. Sự suy thoái đó chính là nguy cơ thúc đẩy sự “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” từ bên trong Đảng và chế độ.
Cùng với đó, trước mỗi kỳ đại hội Đảng nói riêng và
trong công tác cán bộ nói chung, ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn còn đó
những kẻ cơ hội "diễn gương", luôn tỏ ra có tác phong quần chúng, đi
đâu cũng chủ động thăm già, hỏi trẻ, khích lệ đồng chí, đồng nghiệp, nhưng thực
chất là “nhẫn nhịn” để chờ thời, lấy phiếu vào quy hoạch, để được bổ nhiệm. Rồi
từ đó, dùng vị thế "đạt được" của mình vi phạm, thậm chí bỏ qua
nguyên tắc tập trung dân chủ mà quyết định những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân; tác động xấu đến
tâm tư, tình cảm và niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ… Dạng cán bộ, đảng
viên này và những biểu hiện cơ hội đó đã được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII
về Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ chỉ rõ. Đó là, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên “phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan
điểm sai trái. Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học
tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước…Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén
cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể…Thao túng trong công tác cán bộ; chạy
chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng
quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi
dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là
nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóaĐể chữa trị căn bệnh chủ nghĩa cơ hội thì phải đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền làm thức dậy tình thương yêu con người, sự hy sinh và trách nhiệm đối với xã hội. Đồng thời đấu tranh, ngăn chặn căn bệnh tồn tại.
Trả lờiXóa