Một là: Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ
nghĩa Mác - Lênin cho phép chúng ta tiếp tục khẳng định rằng “... Theo quy luật
tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội”.
Tính tất yếu lịch sử
của chủ nghĩa xã hội thể hiện trên cả phương diện logic và lịch sử cho thấy, chủ
nghĩa xã hội là một hiện tượng hợp quy luật, dù sự vận động của nó trong hiện
thực có dích dắc, quanh co như thế nào thì chủ nghĩa xã hội vẫn không mất đi xu
thế “tất yếu” và “tất thắng” của nó, triển vọng tích cực của nó là không thể phủ
nhận, dù cho triển vọng đó cần có một quá trình lịch sử lâu dài.
Hai là: Để thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa, vai trò và sứ mệnh nòng cốt vẫn là giai cấp công nhân hiện đại thông qua
đội tiền phong là Đảng Cộng sản
Ngày nay, kẻ thù của
chủ nghĩa xã hội và một số kẻ cơ hội, xét lại đang ra sức phủ nhận học thuyết
Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Theo họ trong điều kiện
của kinh tế tri thức, cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, giai cấp công
nhân đang “teo đi” hoặc “tan biến” vào giai cấp khác; địa vị kinh tế - xã hội của
giai cấp công nhân đã thay đổi nhiều, phần đông trong giai cấp đã “trung lưu
hóa”... Do vậy, giai cấp công nhân không còn là lực lượng trung tâm, nòng cốt
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa như luận giải của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thực tiễn hiện nay
cho thấy về số lượng, chất lượng của giai cấp công nhân ở các nước, nhất là các
nước tư bản phát triển không hề giảm; vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân vẫn được xác định một cách khách quan. Theo tổ chức ILO cũng như các
nghiên cứu gần đây chỉ rõ, về số lượng giai cấp công nhân trên toàn thế giới
không hề giảm, chỉ có điều tỷ lệ lao động giản đơn đang giảm nhanh,
trong khi đó, lao động phức tạp (có trình độ kỹ thuật và hàm lượng chất xám
cao) ngày càng tăng. Ở các nước công nghiệp phát triển hiện nay, tỷ lệ công
nhân có trình độ cao cả về học vấn, khoa học và công nghệ trong sản xuất vật chất
ngày càng chiếm đa số. Thậm chí, ngày càng nhiều công nhân - trí thức, trí thức
- công nhân - điều mà cách đây gần hơn 170 năm, C. Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập
đến bộ phận “công nhân trí óc”, thì nay đang thành hiện thực ngày càng phổ biến
như ở Mỹ, Nhật Bản…
Ở nước ta, vai trò
và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam đã được xác định ngay từ khi
Đảng ta ra đời và được khẳng định trong suốt chiều dài cách mạng Việt Nam. Đó
là giai cấp “… lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng
sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến,
giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực
lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”.
Thực hiện sứ mệnh lịch sử to lớn đó, giai cấp công nhân Việt Nam phát huy vai trò của một giai cấp tiên phong, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể thuộc nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân./.
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa