Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác,
nội dung SMLS của GCCN là mục tiêu cuối cùng phải đạt được, những
nhiệm vụ (nhiệm vụ bao trùm, nhiệm vụ cơ bản và những
nhiệm vụ chủ yếu trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội) mà GCCN phải
thực hiện thành công để tạo ra bước ngoặt trong
tiến trình cải tạo xã hội cũ, thay thế HTKT-XH TBCN bằng HTKT-XH CSCN - hình
thái xã hội (kiểu xã hội, chế độ xã hội) được phát triển dựa trên chế độ công
hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu với lực lượng sản xuất hiện đại và đạt năng
suất cao đến mức bắt đầu thực hiện nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo nhu
cầu; xã hội mà ở đó con người được giải phóng khỏi mọi áp bức, bất công và phát
triển toàn diện - xã hội mà “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều
kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.
Để thực hiện được mục
tiêu cuối cùng SMLS của mình, GCCN phải thực hiện nhiệm vụ bao trùm là giải
phóng thế giới, giải phóng nhân loại. Ph.Ăngghen khẳng định: “Thực hiện sự
nghiệp giải phóng thế giới ấy - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện
đại”.
Bên
cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu SMLS của GCCN, C.Mác, Ph.Ăngghen đã tập trung nghiên cứu và phát
hiện những nhiệm vụ cơ bản mà GCCN phải thực hiện thành công: một
là, lật đổ chế độ TBCN và GCTS, giành chính quyền về tay GCCN và nhân dân
lao động; hai là, lãnh đạo, tổ chức
thực hiện quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới- xã hội XHCN và
CSCN. Đồng thời, để hoàn thành SMLS của mình, GCCN còn phải thực hiện
những nhiệm vụ chủ yếu trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
Về nhiệm vụ kinh tế: Các ông luôn khẳng định đây là nội dung có tính nền tảng của
SMLS của GCCN. Theo C.Mác, Ph.Ăngghen,
“việc giải phóng giai cấp công nhân
về mặt kinh tế là mục tiêu vĩ đại mà bất kỳ phong trào chính trị
nào cũng đều phải phục tùng với tư cách là một thủ đoạn” và trong
đó nhiệm vụ xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân TBCN là nhiệm vụ quan trọng nhất mà
SMLS của GCCN phải hoàn thành. Các ông viết: “những
người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này
là: xóa bỏ chế độ tư hữu”. Đồng
thời, C.Mác đã dự báo rằng nhiệm vụ này phải thực hiện lâu dài trong thời kỳ
quá độ, trong giai đoạn đầu của CNCS.
Về nhiệm vụ chính trị: trong quá trình đấu tranh để giải
phóng mình, GCVS “trước hết phải chiếm lấy chính quyền để đến lượt mình, có thể
biểu hiện lợi ích của bản thân mình như là lợi ích phổ biến, điều mà giai cấp
ấy buộc phải thực hiện trong bước đầu”.
Tiến trình cách mạng của giai cấp vô sản có khả năng “lôi cuốn tất cả khối đông
đảo quần chúng theo mình” để tiến
hành cuộc cách mạng nhằm xóa bỏ chế độ bóc lột hiện hành và xây dựng xã hội mới
không còn áp bức bóc lột.
Về nhiệm vụ văn hóa, tư tưởng, con người và xã hội: GCCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản tiến hành cuộc cách mạng văn hóa để xác lập hệ giá trị, lối sống mới trên
lập trường của GCCN để thay cho hệ giá trị, lối sống và “ những hệ tư tưởng cổ truyền” của GCTS; từ đó tạo
điều kiện để con người phát triển tự do và toàn diện trong một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh: “Người cộng
sản không bịa đặt ra tác động xã hội với giáo dục, họ chỉ thay đổi
tính chất của sự giáo dục ấy và kéo giáo dục ra khỏi ảnh hưởng
của giai cấp thống trị mà thôi”.
Như vậy, với những nội
dung trên, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, so với các giai cấp trong lịch sử,
SMLS của GCCN có những đặc điểm cơ bản sau: Một
là, SMLS của GCCN không phải là thực hiện sự chuyển biến từ chế độ tư hữu
này sang chế độ tư hữu khác, nhằm thay đổi hình thức bóc lột này sang hình thức
bóc lột khác mà là xoá bỏ chế độ tư hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, thiết lập
chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, xoá bỏ mọi hình thức người bóc
lột người để tiến tới xoá bỏ giai cấp nói chung. Tuy nhiên, xóa bỏ sỡ hữu cần
được hiểu là một quá trình “lịch sử - tự nhiên” chứ không thể duy ý chí và do
trình độ của lực lượng sản xuất quy định. Hai
là, SMLS của GCCN là sự nghiệp cách mạng của quần chúng và mưu cầu lợi ích
cho đa số. Giai cấp công nhân cũng “chỉ có thể giải phóng mình thông qua việc
đồng thời giải phóng các giai cấp bị áp bức và bóc lột khác”. Ba là, SMLS của GCCN là sự thống nhất
biện chứng của hai quá trình: cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới, nhằm
mục tiêu cao nhất là giải phóng con người, lần đầu tiên con người “bước từ
vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”. Bốn là, SMLS của GCCN là sự thống nhất giữa các yếu tố giai cấp,
dân tộc và quốc tế. Cuộc cách mạng do GCCN
mỗi nước tiến hành trước hết trong khuôn khổ dân tộc mình nhưng thực chất đã
mang tính chất quốc tế. Bởi vì thắng lợi của GCCN ở mỗi nước sẽ góp phần làm
suy yếu CNTB và cổ vũ cho phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc
trên phạm vi toàn thế giới. Ngược lại, sự lớn mạnh của phong trào cách mạng của
GCCN thế giới, tạo thời cơ và thuận lợi cho sự phát triển cách mạng của GCCN ở
mỗi nước. SMLS của GCCN chỉ có thể được hoàn thành khi xây dựng thành công CNXH
và chủ nghĩa cộng sản ở mỗi nước và trên toàn thế giới.
Trong bối cảnh hiện nay, dù GCCN có sự biến đổi về cơ cấu, thay đổi về quy mô, số lượng và chất lượng, tuy nhiên, GCCN vẫn là giai cấp có SMLS là thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Ở Việt Nam, trong suốt quá trình cách mạng cho đến nay, GCCN Việt Nam vẫn là giai cấp “có sứ mệnh lịch sử to lớn là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam... lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Điều đó, một lần nữa tiếp tục khẳng định quan điểm của chủ nghĩa Mác về nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa