Cùng
với việc phát hiện ra SMLS của GCVS, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã phát
hiện ra con đường để thực hiện SMLS đó - con đường cách mạng XHCN và chứng minh
tính tất yếu của cuộc cách mạng đó. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Cách mạng
là tất yếu không những vì không thể lật đổ giai cấp thống trị bằng một
phương thức nào khác mà còn vì chỉ có trong cách mạng giai cấp đi lật đổ
giai cấp khác mới có thể quét sạch mọi sự thối nát của chế độ cũ đang bám chặt
theo mình và trở thành có năng lực xây dựng cơ sở mới cho xã hội”.
Trên nền tảng của chủ
nghĩa duy vật lịch sử, một mặt, C.Mác “… coi sự phát triển của những
hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”; nhưng,
mặt khác, ông lại khẳng định rằng con đường để chuyển HTKT-XH TBCN thành
HTKT-XH CSCN lại phải thông qua con đường cách mạng vô sản. Người viết: “Nếu
giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, nhất định phải tự
tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà
trở thành giai cấp thống trị”. Đồng
thời, các ông đã phác thảo một cách khái quát về các giai đoạn của quá trình
đó. Các ông cho rằng cuộc đấu tranh của GCCN để thực hiện SMLS của mình là một
quá trình trải qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao, từ tự phát nhỏ lẻ dần
đến ngày càng có tính chất tự giác hơn, cuối cùng là cuộc đấu tranh hoàn
toàn có tính tự giác trong phạm vi của từng quốc gia, từng khu vực và trong
phạm vi toàn cầu. Con đường này, thực hiện qua các giai đoạn cơ bản kế tiếp
nhau.
Giai đoạn thứ nhất, giai đoạn
mà GCVS đấu tranh “chống lại người tư sản trực
tiếp bóc lột họ”.C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ:
“Thoạt đầu, cuộc đấu tranh được tiến hành bởi những công nhân riêng lẻ; kế đến,
bởi những công nhân cùng một công xưởng; và sau đó, bởi những công nhân cùng
một ngành công nghiệp, cùng một địa phương, chống lại người tư sản trực tiếp
bóc lột họ”.
Giai đoạn thứ hai, giai đoạn đấu tranh có tổ chức của GCCN để giành chính
quyền. Chính cuộc đấu tranh chính trị cùng môi trường lao động đại công nghiệp
đã rèn luyện GCCN và làm cho nó không chỉ là một lực lượng tiềm tàng, có
thể thủ tiêu CNTB mà còn làm chín muồi dần các điều kiện, các yếu tố khách
quan và chủ quan để có thể biến khả năng tiềm tàng ấy thành hiện thực. Trong
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen
đã viết: “Sự tiến bộ của công
nghiệp - mà giai cấp tư sản là người đại
diện mặc nhiên của nó và không đủ sức chống lại nó - đem sự đoàn kết cách mạng của công nhân do liên hợp lại mà có,
thay cho sự chia rẽ của công nhân do cạnh tranh giữa họ gây nên. Như vậy, cùng
với sự phát triển của đại công nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản
đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư
sản. Trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó.
Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu
như nhau”.
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn đấu tranh xây dựng, hoàn
thiện và sử dụng chính quyền để tiến hành cải tạo triệt để xã hội cũ, xây dựng
và bảo vệ chế độ mới-chế độ XHCN (giai đoạn thấp của CNCS) và CSCN (giai đoạn
cao của CNCS). Đặc biệt, khi phân tích khó
khăn trong cuộc đấu tranh giai cấp của GCCN ở các nước TBCN phát triển kém hơn
so với các nước TBCN khác, C. Mác đã viết: “Trong tất cả các lĩnh vực
khác thì cũng giống như các nước khác ở lục địa Tây Âu, chúng ta
(nước Đức- Người viết chú thích) đau khổ không những vì sự phát triển
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà còn đau khổ vì nó phát
triển chưa đầy đủ”. Sau này, trong quá trình xây dựng CNXH ở nước Nga,
V.I.Lênin lại nhắc lại tư tưởng này để khẳng định những khó khăn khi chưa có
CNTB, đồng thời phải tận dụng những thành tựu của CNTB thế giới trong quá trình
xây dựng CNXH.
Đặc biệt
là, C.Mác, Ph.Ăngghen quan tâm tới sự phong phú của phương
pháp cách mạng. Các ông yêu cầu các Đảng Cộng sản phải vận dụng sáng tạo phù hợp
với điều kiện lịch sử cụ thể ở trong nước và quốc tế.
Trong bối cảnh châu Âu (nước Anh) vào những năm 40 của thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh đến
vai trò của bạo lực trong cách mạng vô sản. Sau này (1886), khi điều kiện lịch sử nước Anh đã thay đổi
thì trong “Lời tựa viết cho bản tiếng Anh” cho tác phẩm “Tư bản –Tập I” của C.
Mác, chính Ph.Ăngghen lại nhấn mạnh đến “phương pháp hòa bình và hợp pháp”.
Ông viết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, trong một lúc như vậy,
người ta cần phải nghe tiếng nói của một người (tức của Các Mác - giải
thích của người trích dẫn) mà toàn bộ học thuyết là kết quả của suốt
một đời nghiên cứu lịch sử kinh tế và tình hình kinh tế nước Anh,
một người mà việc nghiên cứu ấy đã dẫn đến kết luận nói rằng: ít
nhất là ở châu Âu, nước Anh là nước duy nhất mà cuộc cách mạng xã
hội tất yếu sẽ có thể hoàn toàn thực hiện được bằng phương pháp
hòa bình và hợp pháp. Dĩ nhiên, ông không bao giờ quên nói thêm rằng,
vị tất đã có thể mong chờ được các giai cấp thống trị ở nước Anh
sẽ chịu khuất phục trước cuộc cách mạng hòa bình và hợp pháp …”. Ngoài sự “mong chờ” đó, Ph.Ăngghen còn gắn khả năng thực hiện cách
mạng “bằng phương pháp hòa bình và hợp pháp” với sự trưởng thành về nhận thức và hành động của GCVS trong quá trình thực
hiện SMLS của mình.
Như vậy, Chủ nghĩa Mác không tuyệt đối hóa về con đường giành chính quyền của GCCN bằng bạo lực cách mạng như các thế lực thù địch xuyên tạc, bóp méo. Các ông đã có cái nhìn toàn diện, bao quát dựa trên nền tảng nhân văn cộng sản chủ nghĩa để đưa ra quan điểm về phương thức giành chính quyền của GCCN vừa mang tính khách quan và vừa mang tính khoa học. Vì vậy, dù bối cảnh xã hội hôm nay có nhiều biến đổi, nhưng các quan điểm này vẫn còn nguyên giá trị.
bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa