C.Mác
và Ph.Ăngghen đã xây dựng và sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương
pháp biện chứng vào nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung và đi sâu nghiên cứu phương
thức sản xuất TBCN, nghiên cứu GCCN và SMLS của GCCN nói riêng. Theo C.Mác và
Ph.Ăngghen, dù có nhiều bộ phận khác nhau với những tên gọi khác nhau, khi thì
nhấn mạnh đến tính chất lao động, khi nhấn mạnh đến sở hữu tư liệu sản xuất
nhưng GCVS vẫn mang những thuộc tính cơ bản và những đặc điểm chung chủ yếu của
nó. Đây là căn cứ để phân biệt sự khác nhau về chất giữa GCVS với các giai cấp
khác trong xã hội.
Khi bàn về thuộc tính cơ
bản của GCCN, Chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ, GCCN là
những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại
và xã hội hóa cao, là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội hiện đại. Thuộc
tính này của GCCN do phương thức lao động, phương thức sản xuất công nghiệp
hiện đại quy định. Các ông nhấn mạnh: “Trong công trường thủ công và trong nghề
thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình còn trong công xưởng thì
người công nhân phải phục vụ máy móc”.
Về vị trí trong quan hệ sản xuất TBCN, các nhà kinh điển cũng chỉ rõ,
GCCN là những người lao động không có tư
liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị bóc lột giá trị thặng
dư. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản,
hai ông chỉ rõ: giai cấp công nhân “là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện
là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm nếu lao động của họ làm tăng
thêm tư bản. Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một,
là một hàng hoá… vì thế, họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự
lên xuống của thị trường”.
Từ việc nghiên cứu và chỉ ra những thuộc tính cơ bản của
GCCN, C.Mác và Ph.Ănghen đã phát hiện ra những đặc điểm tiến bộ chung của GCCN
(dù GCCN ở thế kỷ XIX với nền công nghiệp cơ khí hóa hay GCCN ở đầu thế kỷ XXI
với nền công nghiệp tự động hóa đều có những đặc điểm đó) so với các giai tầng
khác trong xã hội. Do làm việc và sống trong xã hội công nghiệp, cho nên GCCN
có xu hướng phát triển không ngừng về số lượng và chất lượng cùng sự phát triển
của đại công nghiệp. Đồng thời, do bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư mà GCCN
ngày càng được rèn luyện ý thức, tinh thần, tác phong cách mạng với nhiều phẩm
chất tiến bộ như tiên tiến, cách mạng, kỷ luật, đoàn kết quốc tế.
Có thể khẳng định rằng, ngày nay, với sự phát triển của CNTB trong nửa sau của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI bộ mặt của GCCN hiện đại có nhiều thay đổi so với trước đây. Sự xã hội hóa và phân công lao động xã hội mới, cơ cấu của GCCN hiện đại, các hình thức mới mà GCTS sử dụng để bóc lột giá trị thặng dư,… đã làm cho diện mạo của GCCN hiện đại không còn giống hoàn toàn với những mô tả của C.Mác trong thế kỷ XIX. Thế nhưng GCCN hiện đại vẫn tồn tại, vẫn có SMLS của mình trong xã hội tư bản hiện đại vì những thuộc tính cơ bản và đặc điểm chủ yếu của GCCN mà chủ nghĩa Mác đã phát hiện ra đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị về phương pháp luận cũng như nội dung của nó đối với việc nhận thức GCCN hiện đại và SMLS của nó.
bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa