Ngay đầu những năm 40 thế
kỷ XIX, từ quan điểm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu GCVS và
phát hiện được SMLS của nó và xem đó là nhiệm vụ khách quan mà sự phát triển của chế độ “sở hữu tư nhân” đã tất
yếu đặt ra cho chính GCCN. Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh…” các ông đã
chính thức sử dụng thuật ngữ “không tránh
khỏi”, “tính tất yếu” để chỉ nói
về cơ sở khách quan của SMLS của GCVS mà nó phải “thi hành” như một “nhiệm vụ
lịch sử” - nhiệm vụ được “chỉ ra từ
trước” và gắn với “chế độ tư hữu”. Các ông viết: “Giai cấp vô sản đang
thi hành bản án mà chế độ tư hữu,
trong khi đẻ ra giai cấp vô sản, đã làm ra cho mình, cũng giống như nó đang thi hành bản án mà lao động làm thuê,
trong khi sản xuất ra sự giàu có cho kẻ khác và sự khốn cùng cho bản thân, đã
làm ra cho mình”.
Kế thừa những kết quả
nghiên cứu đã đạt được trước đó, trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã khái quát, hệ thống hóa và đề cập một cách toàn diện tính tất yếu
của SMLS của GCVS. Sau này, khi đánh giá ý nghĩa của “Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản”, Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh rằng đây
là “tác phẩm phổ biến hơn cả, có tính chất quốc tế hơn cả, trong tất cả các văn
phẩm xã hội chủ nghĩa, đó là cương lĩnh chung của hàng triệu công nhân tất cả
các nước…”.
Trong các tác phẩm được viết sau “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiếp tục nghiên cứu và khẳng định tính
tất yếu của SMLS của GCCN. Đặc biệt, trong “Lời bạt viết cho lần xuất bản thứ
hai” (1873) của tác phẩm “Tư bản -Tập I”, C. Mác đã khẳng định: “Trong chừng mực sự phê phán đó nói chung đại
biểu cho một giai cấp nhất định thì nó chỉ có thể đại biểu cho giai cấp mà sứ mệnh lịch sử là
thực hiện một cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa và vĩnh viễn xóa bỏ các giai cấp, tức là cho giai cấp vô sản, mà thôi”.
Theo tư
tưởng của các ông, tính tất yếu của SMLS của GCCN được biểu hiện ở tất yếu kinh
tế, tất yếu xã hội, tất yếu chính trị, tất yếu văn hóa-tư tưởng-xã hội và tất
yếu quốc tế. Đồng thời, khi nói về tầm quan trọng của việc nhận thức quy luật
khách quan đối với hoạt động tực tiễn con người, Ph.Ăngghen nói: “Những lực
lượng xa lạ khách quan, từ trước đến nay vẫn thống trị lịch sử, giờ đây sẽ
chính do con người kiểm soát. Chỉ có từ lúc đó, loài người mới sáng tạo ra lịch
sử của mình một cách hoàn toàn tự giác; chỉ có từ lúc đó những nguyên nhân
xã hội mà họ đem vận dụng mới đưa lại những kết quả mà họ mong muốn, với một
mức độ rất lớn và luôn tăng lên mãi”.
Như vậy là, toàn bộ những tư tưởng cách mạng và khoa học về tính tất yếu của SMLS của GCCN đều là kết quả nghiên cứu của C.Mác, Ph.Ăngghen và sau này là V.I.Lênin đối với quá trình vận động khách quan của xã hội loài người nói chung và trực tiếp là của xã hội TBCN nói riêng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở mỗi quốc gia và trên phạm vi quốc tế. Ngày nay, dù CNTB đang có những điều chỉnh để che đậy những hạn chế, khuyết tật mang tính bản chất của mình và dù cho nhân loại đang biến động nhanh chóng, khó lường- những biến động đang tác động trực tiếp đến sự phát triển của GCCN nhưng những luận điểm về tính tất yếu của sứ mệnh lịch sử của GCCN đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa