Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024

ĐẶC TRƯNG CỦA TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ LÀ GÌ?

 

- Xã hội dân chủ là một trào lưu trung dung đứng giữa các trào lưu khác. Đúng như V.I.Lênin chỉ rõ: “Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt các vấn đề một cách rõ rang và dứt khoát; bao giờ nó cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm này lẫn quan điểm kia, … lẩn tránh một cách khéo léo, mọi sự trình bày rõ rang những nguyên tắc của nó”[1]. Đặc trưng này không chỉ thể hiện khi còn là một xu hướng cơ hội trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà ngay cả khi trở thành một chủ thuyết độc lập.

- Chủ nghĩa xã hội dân chủ không nhất quán về thế giới quan. Trào lưu này xuất phát từ ba cuội nguồn: triết học đạo đức thời kỳ Khai sang, đạo Thiên Chúa (phái tả) và chủ nghĩa Mác. Lúc đầu chủ nghĩa Mác chi phối rất mạnh, hai cuội nguồn kia yếu hơn. Trong quá trình phát triển thì chủ nghĩa Mác thu hẹp lại còn hai cuội nguồn kia thì phát triển lớn hơn.

- Đảng xã hội dân chủ chuyển từ đảng gia cấp sang đảng nhân dân. Sự chuyển biến này nhằm thích nghi với điều kiện kết cấu giai cấp để thu hút được lực lượng vào đảng và ủng hộ đảng. Song, theo xu hướng này sẽ có thể biến đảng thành phong trào xã hội, mất dần tính chất tiên phong của gia cấp tiên tiến.

- Hòa hợp giai cấp là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Ngay cả khi trở thành đảng cầm quyền, các đảng xã hội dân chủ đã áp dụng chính sách phối hợp hòa giải giữa giới chủ và lao động, có tác dụng tạo nên sự đồng thuận xã hội. Nhưng trong quan hệ này giới chủ luôn giữ vững vai trò chủ thể, đảng xã hội dân chủ có lập trường lại không rõ rang, thì nhà nước sẽ nghiêng về giới chủ.



[1] V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.8, tr.476-478

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét