Thứ Năm, 15 tháng 8, 2024

TẠI SAO PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁT XÍT Ở CHÂU Á TRONG NHỮNG NĂM 1929 ĐẾN NĂM 1939 DIỄN RA MẠNH MẼ?

 

Những năm 1929 đến 1939 là thời kỳ khủng hoảng kinh tế sâu sắc và toàn diện của chủ nghĩa tư bản. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và chuẩn bị gây chiến tranh thế giới.

Ở Châu Á, Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống nền thống trị phản động của chính quyền Tưởng Giới Thạch và cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược, bảo vệ đất nước. Nhân dân Triều Tiên, tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng…tiến hành cuộc đấu tranh chống Nhật. Ở Ấn Độ, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh phát triển rộng khắp trong những năm 1929 đến năm 1932. Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ vào tháng 11 năm 1939 đã đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ.

Ở Đông Nam Á, đầu những năm 30, một số Đảng Cộng sản được thành lập, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ở Việt Nam, cuộc khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930, do Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức đã thất bại chấm dứt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc. Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc 1930 - 1931, mà đỉnh cao là phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh, đã mở ra thời kỳ cách mạng Việt Nam đi theo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ở Philippines, cuộc khởi nghĩa nông dân chống ách bóc lột của địa chủ phong kiến gắn liền với cuộc đấu tranh chống đế quốc bùng nổ năm 1931 đã buộc Mỹ phải trao trả quyền tự trị cho nước này. Ở Miến Điện, phong trào khởi nghĩa nông dân được diễn ra từ cuối năm 1930 đến mùa xuân năm 1932. Đầu năm 1933, ở Indonesia đã bùng nổ cuộc khởi nghĩa của thủy binh trên tàu chiến Đơ Giơven Pơrôvinxien.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét