Sau chiến tranh lạnh, do xu thế thời
đại, bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi sâu sắc; từ thực tiễn cách mạng, sự đòi
hỏi của phong trào công nhân và nhân dân tiến bộ, những người xã hội dân chủ và
những người cộng sản phải xích lại gần nhau hơn. Sự biến đổi này là do những
nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, xuất phát từ bản chất vốn có của của giai cấp công
nhân, thống nhất về sự nghiệp và lợi ích cách mạng. Giai cấp công nhân thế giới
không phân biệt quốc gia dân tộc, luôn chủ trương đoàn kết với các lực lượng
tiến bộ trên tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Thứ hai, một số người thuộc lực lượng cánh “Tả” trong các Đảng xã hội - dân chủ
luôn có chủ trương hợp tác với những người cộng sản. Họ chủ trương cải thiện
một cách sâu sắc, toàn diện mọi lĩnh vực đời sống xã hội một khi họ có đại biểu
chiếm đa số trong Quốc hội.
Ba là, ngày nay, để giải quyết những vấn đề toàn cầu, không
có một lực lượng chính trị hay một quốc gia nào có thể đơn độc giải quyết được
mà bắt buộc phải có sự hợp tác của tất cả các lực lượng chính trị, các quốc
gia, dân tộc trên thế giới. Những vấn đề đó là: môi trường sinh thái; bùng nổ
dân số, di dân tự do; các bệnh tật hiểm nghèo; khủng bố quốc tế, tội phạm quốc
tế...
Bốn là, những thành tựu trong công cuộc cải cách, đổi mới ở
các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được. Các đảng cộng sản đã và đang khắc phục
có hiệu quả những quan điểm rập khuôn, cứng nhắc về lý luận; bám sát hơn đời
sống chính trị thế giới, chuyển đổi phù hợp với xu thế của thời đại. Các đảng
cộng sản chủ trương quan hệ, hợp tác với tất cả các đảng cầm quyền, các trung
tâm kinh tế - chính trị trên thế giới, trong đó có các đảng xã hội - dân chủ.
Năm là, từ sau chiến tranh lạnh đến nay, quan hệ giữa các đảng
cộng sản và xã hội dân chủ được cải thiện và phát triển với chủ trương đối
ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế để trao đổi lý
luận, kinh nghiệm, tăng cường quan hệ, đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét