Từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 10 năm 1957, đại biểu
của 12 đảng cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa đã tổ chức Hội nghị
tại Mátxcơva. Những đóng góp của Hội nghị
là:
- Hội nghị đã phân tích tình hình thế giới, những khuynh
hướng đang nảy sinh, xác định nội dung chủ yếu của thời đại chúng ta “Là sự quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng cách Cạng tháng Mười
Nga vĩ đại”.
- Đưa ra nhận định chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc thì
nguy cơ chiến tranh còn tồn tại.
- Hội nghị nhất trí thực hiện nguyên tắc cùng tồn tại
hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
- Sự đoàn kết của phong trào công nhân, phong trào giải
phóng dân tộc và dân chủ quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh thời đại góp phần quan trọng
trong chiến thắng chủ nghĩa đế quốc.
- Hội nghị đã thống nhất về các vấn đề căn bản của cách
mạng xã hội chủ nghĩa và của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chỉ ra một số
quy luật chung bắt buộc đối với tất cả các nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Hội nghị khẳng định sự đúng đắn của các nguyên lý của chủ nghĩa Mác -
Lênin về quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và xác định việc giáo dục chủ
nghĩa Mác - Lênin cho quần chúng là nhiệm vụ hàng đầu của phong trào cộng sản.
Đặc biệt trong hội nghị này, các đại biểu rất quan tâm tới việc đấu tranh chống
khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa và làm sáng tỏ hơn bản chất và tính chất nguy hiểm
của chủ nghĩa cơ hội các loại; chỉ rõ các đảng cộng sản và công nhân phải kiên
quyết bảo vệ sự thống nhất hàng ngũ của mình theo tinh thần Mác-xít.
- Hội nghị đã nhất trí ra tuyên bố chung, công bố trước
toàn thế giới về những kết luận của mình, coi đó là nền tảng tư tưởng cho sự
đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới. Theo kết
luận của Hội nghị tháng 9 năm 1958, tạp chí “Những vấn đề hòa bình và chủ nghĩa
xã hội” đã ra số đầu tiên, sau đó được xuất bản bằng 34 thứ tiếng và phát hành ở
145 nước trên thế giới. Tạp chí đã đóng góp vào việc bảo vệ, phát triển và truyền
bá lý luận Mác - Lênin, vào cuộc đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét