Ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại,
mặc dù đảng cộng sản vẫn giữ được vai trò lãnh đạo; nhưng trong đảng, trong
phong trào công nhân cũng đã xuất hiện những tư tưởng cơ hội với các biểu hiện
khác nhau. Chủ nghĩa cơ hội ở đây chia làm 2 loại: Chủ nghĩa cơ hội tầm thường và chủ nghĩa cơ hội chính trị.
Chủ nghĩa cơ hội tầm thường không gắn với những sai lầm trong
nhận thức lý luận, nhưng lại biểu hiện khá phong phú trong cuộc sống hàng ngày.
Nó xuất hiện dưới các dạng như: chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa trọng ngân, thói
xu nịnh, luồn cúi, bon chen để mong tìm kiếm những lợi ích vật chất hay tinh
thần của cá nhân. Kẻ cơ hội loại này sẵn sàng bán cả danh dự, lương tâm để đạt
mục đích mong muốn và do đó chúng có thể đổi trắng thay đen, nói xấu, vu khống
người khác, tìm mọi cách để đề cao mình, tạo bè phái, gây mất đoàn kết nghiêm
trọng trong tập thể.
Những người cộng sản khi đã sa vào
chủ nghĩa cơ hội tầm thường, họ tự đánh mất vai trò tiên phong của người đảng
viên, gây tổn thất lớn đến uy tín chung của đảng trong nhân dân. Từ người cơ
hội tầm thường, người ta dễ trở thành người cơ hội chính trị và dễ trở thành kẻ
phản bội sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, phản bội chủ nghĩa Mác -
Lênin một cách nhanh chóng. Để đấu tranh với loại cơ hội này, các đảng cộng sản
phải tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ chính trị, rèn luyện đảng viên
trong hoạt động thực tiễn cách mạng, thường xuyên tiến hành đấu tranh phê và tự
phê bình, củng cố phẩm chất chính trị cho đội ngũ đảng viên.
Chủ nghĩa cơ hội chính trị trong các đảng cầm quyền thường
được che chắn một cách kín đáo hơn và trên thực tế thường xuất hiện dưới 2 dạng
là chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều. Chủ nghĩa xét lại đòi xem xét lại những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận ý nghĩa phổ biến của học thuyết này trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội; không thừa nhận những quy luật cơ bản của cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Trong quan hệ quốc tế, chủ nghĩa xét lại cho rằng thế giới đã
chuyển sang thời kỳ chấm dứt mọi cuộc đối đầu, chấm dứt đấu tranh giai cấp để
cùng chung sống hòa bình. Họ cổ động cho quan điểm hòa bình của chủ nghĩa đế
quốc, khuyến khích các đảng cộng sản và công nhân thực hiện sự thỏa hiệp với
các chính phủ tư sản, những quan điểm cách mạng, mác xít trước đây đều bị coi
là lạc hậu, lỗi thời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét