Thứ Năm, 15 tháng 8, 2024

NỘI DUNG, HÌNH THỨC ĐẤU TRANH CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1929 ĐẾN 1945 LÀ GÌ?

 

Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 đến năm 1933, các nước đế quốc đã bằng cách phát xít hóa bộ máy cai trị và ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới, tiêu biểu như ở Đức, Ý và Nhật. Trước tình hình đó, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã phát triển rộng khắp dưới hình thức và nội dung hết sức phong phú.

Nội dung đấu tranh

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội VII năm 1935 của Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản đã đề ra đường lối chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn, sáng tạo và thu được nhiều thắng lợi đáng kể.

Khi chiến tranh nổ ra, các nước thuộc địa, phụ thuộc bị chủ nghĩa phát xít chiếm đóng. Hoạt động trong điều kiện bí mật, nhưng các đảng cộng sản và tổ chức cộng sản đã phối hợp với các tổ chức yêu nước để lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân chống chủ nghĩa phát xít.

Tại các nước liên minh chống phát xít, như Liên Xô, Anh, Mỹ, các đảng cộng sản hướng vào động viên nhân dân đứng lên chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, củng cố liên minh chống phát xít. Bằng các hoạt động tích cực của các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế, đã góp phần chống lại và làm thất bại chủ nghĩa phát xít.

 Hình thức đấu tranh

 Bãi công chính trị nhằm chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ Liên Xô, đòi các nước đế quốc rút quân khỏi các nước thuộc địa, đòi trả tự do cho các chiến sĩ đấu tranh cho tự do.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét