Cách
mạng Tháng Mười Nga 1917 khai sinh ra chủ nghĩa xã hội hiện thực được thể hiện
trong các nội dung sau:
Một là, Cách mạng Tháng Mười đã khai sinh ra
nhà nước vô sản, thiết lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, bộ máy
nhà nước chuyên chính vô sản được thiết lập và từng bước hoàn thiện từ trung
ương đến địa phương.
Nhà nước Xôviết là yếu tố “trụ cột” để thiết lập nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử. Đó là nền dân chủ đối với đa số quần
chúng lao động, chuyên chính với bọn bóc lột, những phần tử xâm phạm quyền, lợi
ích của nhân dân. Dân chủ dựa trên nền tảng vững chắc của khối liên minh công -
nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga.
Hai là, Cách
mạng Tháng Mười thắng lợi đã khai sinh ra nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Xôviết từng bước xóa bỏ quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xác lập quan hệ sản xuất và hệ thống kinh tế mới
xã hội chủ nghĩa; Ban hành một loạt các sắc lệnh để tiến hành quốc hữu hóa các
nhà máy, xí nghiệp của giai cấp tư sản. Thành lập Hội
đồng kinh tế quốc dân tối cao; ban hành
Sắc luật quốc hữu hóa toàn bộ nền đại công nghiệp; ban hành Sắc
lệnh về ruộng đất, thành
lập Ủy ban bần nông ở nông thôn.
Nhà nước Xôviết đã thực hiện những bước đi quá độ khôi
phục, phát triển nền kinh tế quốc dân.
Thi hành chính sách kinh tế “cộng sản thời chiến”, sau chuyển sang Chính sách
kinh tế mới (NEP) chuyển nền kinh tế nhà nước nắm quyền về mọi mặt bao cấp,
sang nền kinh tế hàng hóa thị trường với nhiều thành phần kinh tế, phát triển sản xuất công nghiệp, cải tạo dần dần nông nghiệp.
Ba
là, Cách mạng Tháng Mười
đã khai sinh ra nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, giải quyết những vấn đề xã hội
trước mắt và cơ bản lâu dài. Cách mạng đã cứu
vãn nền văn hóa Nga đang suy sụp dưới chế độ Nga Hoàng, đồng thời mở đầu một
giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn hóa các dân tộc Xôviết dưới ánh sáng học
thuyết Mác và tư tưởng V.I.Lênin. Lần đầu tiên trong lịch sử, sự áp bức, nô dịch
về văn hóa, tư tưởng, tinh thần của giai cấp bóc lột đối với nhân dân lao động
bị xóa bỏ, những thành tựu của nền văn hóa Xôviết trở thành tài sản chung của
nhân loại tiến bộ.
Bốn là, với thắng lợi của
Cách mạng Tháng Mười Nga chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời đã biết tự bảo vệ và
đặt nền móng cho các quan hệ đối ngoại trên tinh thần quốc tế vô sản. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Kể từ ngày 25 tháng 10, chúng
ta là những người chủ trương bảo vệ tổ quốc. Chúng ta bảo vệ “chủ nghĩa xã hội
với tính cách là tổ quốc”, bảo vệ nước Cộng hòa Xôviết với tính cách là một đơn
vị trong đạo quân thế giới của chủ nghĩa xã hội”[1]. Để tạo ra sức mạnh tổng hợp bảo vệ
Tổ quốc,V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích đặt lên hàng đầu vai trò lãnh đạo tập trung
thống nhất của Đảng, sự tổ chức quản lý của Nhà nước Xôviết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét