Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024

TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ LÀ GÌ?

 

 Thuật ngữ “Xã hội - dân chủ” ra đời đầu tiên trên văn đàn ở Đức dưới tên tờ báo Người xã hội - dân chủ  xuất bản từ ngày 5 tháng 12 năm1864 đến ngày 26 tháng 4 năm 1871, là tiếng nói của công nhân và công đoàn. Nó thể hiện tư tưởng xây dựng một xã hội dân chủ và xã hội gắn liền với công bằng xã hội đối lập với nhà nước dân tộc sôvanh và quân phiệt của Đức thời bấy giờ. Trào lưu này, lúc đầu chịu ảnh hưởng tích cực của chủ nghĩa Mác, về sau xa dần mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân, thực hiện những thỏa hiệp chính trị với giai cấp công nhân.

“Chủ nghĩa xã hội dân chủ” là quan điểm tư tưởng và chính trị rất đa dạng về cải tạo chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội bằng con đường cải cách dân chủ, đối lập với hệ tư tưởng khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học và thực tiễn hoạt động của các đảng cộng sản và công nhân. Chủ nghĩa xã hội dân chủ là tên gọi thống nhất của hệ thống tư tưởng và mô hình mục tiêu của đảng dân chủ xã hội ở các nước. Chủ nghĩa xã hội dân chủ bác bỏ những luận điểm quan trọng nhất của học thuyết Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản. Họ tuyên truyền về “hợp tác gai cấp”, “hòa bình xã hội”, về những việc tự tu dưỡng đạo đức, về tư tưởng của thuyết đa chính trị, tư tưởng về trách nhiệm toàn cầu …

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét