Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 báo
hiệu một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu, đòi hỏi các quốc gia trên
thế giới phải đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội… Trong bối cảnh
đó, Liên Xô chậm thích ứng, chậm sửa đổi dẫn đến lâm vào tình trạng “trì trệ”,
“tiền khủng hoảng”.
Tháng 3 năm
Mục tiêu cải tổ rất tốt đẹp, được nhân dân chờ
đợi, song trong gần 6 năm tiến hành cải tổ, do không lường hết khó khăn, thiếu
sự chuẩn bị chu đáo nên công cuộc cải tổ đi vào bế tắc, hậu quả là nền kinh tế
tụt hậu. Năm 1989, tổng sản phẩm quốc dân giảm 4-5%, năng suất lao động xã hội
giảm 2,5%… Trước tình hình đó, ban lãnh đạo Liên Xô vội chuyển sang cải tổ
chính trị cực đoan, đến mức chấp nhận chế độ đa đảng, thiết lập chế độ Tổng thống
(1990). Lợi dụng tình hình đó các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội, một số nước
cộng hòa đòi ly khai. Đất nước Liên Xô rơi vào khủng hoảng toàn diện, công cuộc
cải tổ bị trượt ra khỏi mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Ngày 19 tháng 8
năm 1991, một số người lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô viết tiến hành đảo chính lật
đổ Tổng thống M. Goocbachốp. Cuộc đảo chính thất bại. Trở lại nắm quyền,
Goocbachốp đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô (9-1991), Quốc hội bãi
bỏ Hiệp ước Liên bang năm 1922. Theo sáng kiến của 3 nước cộng hòa (Nga,
Ucraina, Bêlarut) ngày 21 tháng 12 năm 1991, 11 nước cộng hòa ký hiệp ước giải
thể Liên Xô và chính thức tuyên bố thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập
(SNG). Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Goocbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ đỏ búa
liềm bị hạ xuống, Liên bang Xô viết chính thức bị tan vỡ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét