Sự khác biệt này của chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa xã hội dân chủ được thể
hiện trên các vấn đề cơ bản sau:
Về biện pháp cách mạng: Chủ nghĩa xã hội khoa học vạch rõ:
chỉ thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội mới giải phóng được giai
cấp vô sản và quần chúng bị áp bức, bóc lột; chủ nghĩa xã hội dân chủ lại cho
rằng: phải điều hòa mâu thuẫn và hợp tác giai cấp. Đặt phong trào của giai cấp
công nhân vào trong khuôn khổ của cải cách kinh tế mà chủ nghĩa tư bản có thể
chấp nhận được. Nhấn mạnh con đường hòa bình, dân chủ, cải lương xã hội để giải
phóng người lao động.
Về quyền sở hữu: Chủ nghĩa xã hội khoa học: chủ
trương xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xác lập chế độ công hữu; thông
qua cách mạng chính trị để giành chính quyền về tay người lao động. Còn chủ
nghĩa xã hội dân chủ: chủ trương duy trì nhà nước tư bản và chế độ sở hữu tư
sản. Hướng hoạt động vào việc cải biến, điều chỉnh sở hữu tư liệu sản xuất.
Về vai trò của Đảng: Chủ nghĩa xã hội khoa học: khẳng
định sự cần thiết phải có chính đảng của giai cấp công nhân và chính đảng này
phải lãnh đạo toàn xã hội. Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ cho rằng: Đảng là một
cộng đồng, không cần thuần nhất về thế giới quan, xây dựng các đảng phái, các
hiệp hội cùng điều khiển đời sống chính trị theo hướng cân bằng quyền lợi, cân
bằng lợi ích.
Về vai trò của giai cấp công nhân: chủ nghĩa xã hội khoa học khẳng đinh nhất quán: giai cấp công nhân có
sứ mệnh lịch sử lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Còn chủ nghĩa xã
hội dân chủ: họ làm lu mờ và phủ nhận vai trò của giai cấp công nhân đối với sự
nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Về vấn đề nhà nước: Chủ nghĩa xã hội khoa học: bản chất
nhà nước kiểu mới là nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân. Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ: nhà nước phúc lợi chung,
nhà nước của nhiều giai cấp, nhiều tập đoàn xã hội. Dân chủ đại nghị, đa nguyên
chính trị.
Về chủ nghĩa quốc tế: Chủ nghĩa xã hội khoa học: cách
mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp có tính quốc tế, chủ nghĩa yêu nước gắn liền
với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ: tôn
sùng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hoặc xoá mờ ranh giới giai cấp.
Về vấn đề cơ sở lý luận: Chủ nghĩa xã hội khoa học: lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin làm hệ tư tưởng, cơ sở lý luận, là thế giới quan khoa học,
lập trường chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ: công khai đoạn tuyệt với
chủ nghĩa Mác, trung lập về thế giới quan, không xác định được một hệ thống lý
luận nào làm hệ tư tưởng chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét