Thứ Ba, 20 tháng 8, 2024

TẠI SAO PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở CÁC NƯỚC THUỘC ĐỊA VÀ PHỤ THUỘC TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) DIỄN RA MẠNH MẼ?

 

Cùng với chiến thắng của các lực lượng đồng minh dân chủ, đứng đầu là Liên Xô trước chủ nghĩa phát xít thế giới. Nhân dân các dân tộc thuộc địa, nhất là ở châu Á, sau những năm tháng đấu tranh gian khổ, đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau.

Ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh chống phátxít Nhật kéo dài 8 năm từ năm 1937 đến 1945 với những hy sinh to lớn của nhân dân Trung Quốc đã kết thúc thắng lợi và góp phần cống hiến không nhỏ vào cuộc chiến tranh chống phát xít trên thế giới.

Ở Triều Tiên, cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật của các lực lượng yêu nước đã làm suy yếu, làm thất bại lực lương phát xít Nhật chiếm đóng. Quân du kích Triều Tiên, dưới sự lãnh đạo của Kim Nhật Thành hoạt động mạnh mẽ ở nhiều vùng trong nước, sát cánh với quân giải phóng Trung Quốc.

Ở Đông Nam Á, đã diễn ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống lại sự xâm lược và “trật tự mới” của phát xít Nhật đã thiết lập từ năm 1940. Các lực lượng yêu nước chống phát xít đã tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất, hòa nhập vào phong trào dân chủ chống phát xít trên thế giới. Các lực lượng vũ trang cũng được thành lập ở những nước khác nhau góp phần tiêu diệt phát xít Nhật giải phóng đất nước.

Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít và phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh là thời cơ “có một không hai”, tạo ra tình thế hết sức thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á. Các dân tộc ở Đông Nam Á đã vùng dậy tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước. Tháng 8 năm 1945, cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi. Ngày 23 tháng 8 năm 1945, nhân dân Lào nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày 12 tháng 10, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền. Ngay sau khi Nhật đầu hàng, ngày 17 tháng 8 năm 1945 nước Cộng hòa Inđônêxia thành lập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét