Thứ Ba, 20 tháng 8, 2024

SỰ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

 

Vào cuối thế kỷ thứ XIX, sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược nước ta thực dân Pháp tiến hành thực hiện kế hoạch khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Dưới tác động của những cuộc khai thác thuộc địa, giai cấp công nhân đã ra đời ở ngành khai thác mỏ than, thiếc… Tuy chưa phải công nhân hiện đại, sản xuất trong dây chuyền công nghiệp, nhưng đây là mầm mống để phát triển hình thành giai cấp công nhân Việt Nam.

Thực dân Pháp đẩy nhanh quá trình khai thác thuộc địa, nhiều khu công nghiệp được xây dựng tập trung ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Hòn Gai,... đã làm cho số công nhân tăng nhanh. Nhiều xí nghiệp tập trung đông công nhân như: Xi măng Hải Phòng có 1.500 người, 4 nhà máy dệt ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội cũng có 1.800 người, các nhà máy xay xát ở Sài Gòn có tới 3.000 người. Riêng trên các tuyến đường sắt Vân Nam - Hải Phòng đã thu hút tới 6 vạn người. Ngành mỏ (năm 1914) có tới 4.000 thợ, đó là chưa kể số “thợ theo mùa”. Tổng công nhân Việt Nam tính đến trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất có khoảng 10 vạn người.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1919 - 1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh. Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khóang, dệt, giao thông vận tải…. dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh. Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân các ngành công thương nghiệp. Như vậy, cùng với công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời giai cấp công nhân ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét