Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai
kết thúc, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ đã câu kết với nhau thiết
lập hệ thống quốc tế, phát động chiến tranh lạnh, bao vây ngăn chặn nhằm tiêu
diệt phong trào cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Trước tình hình đó, những người cộng sản thấy cần có
một hình thức tổ chức để tăng cường sự tiếp tục trao đổi thông tin, kinh nghiệm
hoạt động của các đảng cộng sản. Cuối tháng 9 năm 1947, đại biểu các
đảng cộng sản Liên Xô, Ba
Lan, Tiệp Khắc, Bungari, Hunggari, Rumani, Nam Tư, Pháp và Italia đã họp tại
Vacsava (Balan) và thành lập “Cục Thông tin quốc tế”. Nội dung hoạt động cơ bản của Cục Thông tin quốc tế là:
- Tăng cường đoàn kết, phối hợp hành
động giữa các đảng cộng sản và các lực lượng chống đế quốc. Nêu lên những nhiệm
vụ căn bản cho các đảng cộng sản trong đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới.
- Tiến hành trao đổi thông tin, kinh
nghiệm giữa các đảng cộng sản, đã thống nhất đưa ra những đánh giá quan trọng
về tình hình thế giới sau chiến tranh để làm cơ sở cho các đảng cộng sản xác
định chiến lược, sách lược hoạt động ở nước
mình cũng như xác định hướng đi chung cho phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế.
Tháng 4 năm 1956, đứng trước tình
hình phát triển mới của thế giới, Cục
Thông tin quốc tế không đáp ứng được đòi hỏi của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế, đã tuyên bố giải tán, chấm dứt hoạt động để nhường chỗ cho các
hoạt động quốc tế rộng lớn hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét