Trong kho tàng lý luận đồ sộ của
V.I.Lênin, tác phẩm “Thà ít mà tốt” là một cống hiến lý luận quan trọng về xây
dựng Nhà nước. Nội dung của tác phẩm được Người đọc cho thư ký ghi lại trong
nhiều ngày và hoàn thành vào ngày 2-3-1923, công bố trên báo Sự thật số 49 ngày
4-3-1923.
Nội dung tác phẩm
Đánh giá nhà nước sau 5 năm Cách mạng Tháng Mười thành công
Lênin đánh giá đúng tính chất, bản chất, vai trò, ý nghĩa lịch sử trọng
đại của nhà nước Xô viết. Người khẳng định: Nhà nước Xô viết đã tạo ra một xã hội
mới, một kỷ nguyên mới. Người viết: “Trong hàng mấy trăm năm nay người ta đã
xây dựng lên những nhà nước theo kiểu tư sản và đây là lần đầu tiên, chúng ta
đã tìm ra một hình thức nhà nước không phải tư sản… Dẫu cho bộ máy nhà nước của
chúng ta còn kém cỏi, nhưng nó đã được sáng tạo ra, đó là một phát minh lịch sử
vĩ đại nhất, một nhà nước kiểu vô sản đã được sáng tạo ra”. Đồng thời, Lênin
không xem thường mặt yếu kém của bộ máy Xôviết sau 5 năm xây dựng và những
nguyên nhân của những yếu kém đó, những hạn chế đó là: quan liêu, thủ cựu, bảo
thủ, không muốn đổi mới cái gì cả.
Đường lối mà Đảng Bônsêvích Nga đứng đầu là Lênin được đặt ra rất đúng
đắn. Yếu tố quyết định lúc này là tổ chức, bao gồm cả bộ máy tổ chức hoạt động
thực tiễn. Năm 1923, Lê nin nói nước Nga Xô viết còn xa mới mang đầy đủ tính chất
chủ nghĩa xã hội vì bộ máy cồng kềnh, làm việc thì quan liêu, đội ngũ cán bộ
sính làm kế hoạch, chỉ đạo thực tiễn yếu, ba hoa, cách mạng suông, xuất hiện bệnh
tự mãn của người cộng sản, có cả phần tử xấu, cơ hội.
Tại sao đến thời điểm này, Lênin quan tâm nhiều đến củng cố bộ máy nhà
nước ? Sau Cách mạng Tháng Mười, vấn đề này đã được đặt ra, nhưng lúc đó chưa
có điều kiện giải quyết vì nội chiến. Trải qua 5 năm củng cố nhưng không nắm chắc
phương châm nên đến năm 1923 bộ máy của nhà nước vẫn không đáp ứng được yêu cầu
cách mạng mới. Người nói: “Thế là đã năm năm, chúng ta ra sức cải tiến bộ máy
nhà nước của ta. Nhưng đó chỉ là một hoạt động phí công, một hoạt động qua năm
năm, đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ là vô hiệu, thậm chí còn
vô ích, hay thậm chí còn có hại là khác”. Người nói: “Không, bộ máy ấy (bộ máy
Xô viết - BT), có thể nói là chúng ta chưa có, và ngay cả những yếu tố cho phép
chúng ta xây dựng được bộ máy ấy, chúng ta cũng có ít ỏi đến nực cười”.
Nguyên nhân của nó bắt nguồn từ quá khứ, nhà nước tư sản bị lật đổ
nhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt. Trình độ văn hóa của nhân dân quá thấp. Nội
chiến lại diễn ra quá dài. Nhiều cán bộ ưu tú của Đảng phải ra mặt trận, tạo ra
chỗ hổng lớn ở địa phương. Trong hoàn cảnh đó, nhà nước Nga phải sử dụng cả những
chuyên gia tư sản trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và quân sự.
Mục đích của việc cải tiến bộ máy nhà nước
Mục đích quốc gia: Nhằm bảo đảm cho nhà nước Xô viết thực sự xứng đáng
với danh hiệu là bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở có đầy đủ năng lực
quản lý, đưa nhà nước Nga từ sản xuất nhỏ, yếu kém, nông nghiệp lạc hậu tiến
lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Mục đích quốc tế: Củng cố bộ máy nhà nước là bài học có tính chất quốc
tế, Lênin đã nêu ra hai vấn đề:
- Với nền sản xuất tiểu nông, đất nước bị
tàn phá, chính quyền Xô viết có thể đứng vững cho đến khi cách mạng các nước
khác có thể đứng vững được không?
- Liệu nước Nga Xô viết có thể tránh được sự xung đột với các nước đế
quốc chủ nghĩa hay không?
Yêu cầu và điều kiện cải tiến bộ máy Xô viết
Phải xây dựng được một nhà nước thực sự trong sạch và gương mẫu. Nhà nước
đó phải được xây dựng trên cơ sở vững chắc của khối liên minh công - nông. Liên
minh công - nông theo Lênin là phải có cái mới về số lượng và chất lượng. Nông
dân phải được hợp thành một giai cấp nông dân tập thể. Liên minh công - nông là
liên minh chính trị bảo đảm cho họ có quyền làm chủ.
Nhà nước Xô viết phải gọn nhẹ, có hiệu lực.
Cán bộ, viên chức trong bộ máy nhà nước phải có phẩm chất và năng lực tốt. Người
nói: “Theo ý tôi, phải vĩnh viễn vứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn chung về số
lượng nhân viên của các cơ quan thuộc bộ ấy. Chúng ta phải lựa chọn đặc biệt cẩn
thận những cán bộ của Bộ dân ủy thanh tra công nông, căn cứ vào một sự kiểm tra
nghiêm ngặt nhất, chứ không khác được”. Phải qua thi cử và uy tín của bản thân.
Người chỉ ra rằng, nên tập trung chọn vào bộ máy nhà nước những cán bộ có kinh
nghiệm ở các cơ quan cũng như trong số những sinh viên các trường đại học Xô viết,
lựa chọn cán bộ phải theo phương châm “Thà ít mà tốt” ít về số lượng nhưng chất
lượng phải cao.
Phải đổi mới thành phần của bộ máy ấy bằng những lực lượng ưu tú của Đảng
trong giai cấp công nhân và giới tri thức. Vì thế, cần phải: “Một là học tập,
hai là học tập, ba là học tập mãi, và sau nữa, phải làm sao cho học thức ở nước
ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa...”.
Điều kiện để xây dựng bộ máy
nhà nước ấy là: Một là, giai cấp công nhân và nhân dân
lao động phải có trình độ cần thiết, vì thế mỗi người phải tự nỗ lực, cố gắng học
tập để nâng cao trình độ. Hai là, phải làm cho học thức đó không nằm trong giấy
tờ hoặc chỉ là một lời nói theo mốt mà phải coi nó là bộ phận khăng khít của cuộc
sống, ra sức học tập để phục vụ lợi ích chung.
Phương châm, biện pháp củng cố bộ máy nhà nước
Phương châm: “Thà ít mà tốt”. Thứ nhất cải tổ bộ máy nhà nước phải được
tiến hành có trọng điểm, đó là Bộ dân ủy thanh tra công nông. Thứ hai tiến hành
vững chắc; thận trọng; tránh lề mề, kém hiệu quả.
Biện pháp: Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra; củng cố quan điểm của
Đảng và Nhà nước; lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cán bộ lãnh đạo phải là
người cộng sản ưu tú, phải có thi khảo sát trình độ, phải hiểu được quá trình vận
hành của bộ máy nhà nước. Thứ hai, phải thanh lọc khỏi bộ máy nhà nước những kẻ
quan liêu, những kẻ ăn hối lộ, những phần tử lạc lõng khác.
Ý nghĩa của tác phẩm
Tác phẩm có ý nghĩa thực tiễn cực kỳ quan trọng, nó trang bị cho những
người cộng sản lý luận về xây dựng nhà nước Xô viết đứng vững và phát triển. Đây
là di huấn chính trị có ý nghĩa quốc tế đối với cái đảng mácxít lêninnít lãnh đạo
chính quyền. Tác phẩm đã và đang tiếp tục đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong hoạt động thực tiễn của Đảng Cộng sản về xây dựng CNXH và CNCS.
Thấm nhuần tư tưởng của Lênin, Đảng ta đã
vạch ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có cải cách bộ máy nhà nước nhằm
làm cho bộ máy nhà nước trong sạch và vững mạnh. Nghị quyết Ban chấp hành Trung
ương 6 lần 2 khóa VIII và Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 khóa XI
là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo những vấn đề lý luận và thực tiễn từ tác phẩm
“Thà ít mà tốt” của V.I.Lênin vào điều kiện cụ thể của Đảng ta. Tình hình chính
trị phức tạp hiện nay càng đặt ra cho Việt Nam phải kiên trì con đường mình đã
chọn. Khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã vạch
ra là con đường đúng đắn nhất để nhà nước thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong quá trình chuyển đổi và thực hiện cơ
chế quản lý mới, vấn đề nhà nước, vấn đề quản lý hành chính của nhà nước càng
trở nên cấp thiết và có ý nghĩa lớn lao nhằm phân định rõ ràng ranh giới giữa Đảng
và Nhà nước. Cách mạng Việt Nam thời gian qua đã phản ánh đúng nhưng tư tưởng
vĩ đại đó của Lênin, đã đứng vững và đang dốc toàn lực vào công cuộc đổi mới
toàn diện, đưa đất nước vốn nghèo nàn lạc hậu tiến lên một đất nước phồn vinh./.
Nếu như thực hiện đúng như di huấn của V.I.Lênin thì bộ máy nhà nước sẽ hoạt động hiệu quả biết bao nhiêu.
Trả lờiXóaThực tế đang phản ánh thực hiện tốt r mà b.
Trả lờiXóaThực tế đang phản ánh thực hiện tốt r mà b.
Trả lờiXóaGạt bỏ sâu bọ
Trả lờiXóaGạt bỏ sâu bọ
Trả lờiXóa