Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

CẦN NHẬN RÕ LUẬN ĐIỆU: "VIỆT NAM KHÔNG CẢI TỔ SẼ SỤP ĐỔ"

     Lâu nay các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam luôn rêu rao cái gọi là “Việt Nam phải cải tổ”, “Không cải tổ sẽ sụp đổ”.Dường như họ đang cố gắng đem những “cái mang tính hiện tượng” để quy về “cái bản chất”, nêu lên một giả định của sự cải tổ ở Việt Nam, trong khi bản thân họđã thực sự hiểu bản chất của quá trình cải tổ hay chưa?
      Cải tổ, đổi mới - nguyên tắc thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. 
     Tuy không trùng khít về nội hàm khái niệm song tựu trung lại đổi mới, cải cách, cải tổ đều có hệ mục tiêu về lý luận và mục tiêu thực tiễn.
     Vấn đề đặt ra là cải tổ để làm gì? Đối với Việt Nam chúng ta, một quốc gia luôn vận dụng trung thành, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, coi cải cách, cải tổ, đổi mới là nguyên tắc sống còn của chế độ xã hội chủ nghĩa và là đòi hỏi khách quan để phát triển đất nước. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có lộ trình, “đổi mới nhưng không đổi màu”, đổi mới để xác lập hệ thống quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và để xã hội xã hội chủ nghĩa từng bước được xác lập vững chắc làchủ trương nhất quán.
Mục tiêu của cải cách, cải tổ, đổi mới không phải quốc gia nào, giai cấp thống trị nào cũng giống nhau và không phải đất nước nào đổi mới, cải tổ cũng thành công, thậm chí còn bị trả giá đắt cho tính vô nguyên tắc, tùy tiện trong cải cách, cải tổ.Vào những năm 80, 90 thế kỷ XX, ở Liên Xô do nhận thức thiếu đúng đắn về điểm xuất phát của cải tổ, việc lấy cải tổ chính trị làm xuất phát  đã làm nảy sinh các làn sóng “tính công khai”, “phê bình và tự phê bình trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”, “dân chủ hóa toàn diện đời sống xã hội”, những thành tựu lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô sau 70 năm bị đánh đổ từ sai lầm này.
     Sự thành công của cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (khởi xướng năm 1978); hay công cuộc đổi mới của Việt Nam từ năm 1986, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi; Việt Nam được xem là điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với bè bạn quốc tế. 
     Đừng lấy “cái hiện tượng” để quy về “cái bản chất”
    Trong khi các phần tử cơ hội chính trị nêu lên những hiện tượng để cố thuyết giảng về sự bất đồng, mâu thuẫn ở Việt Nam càng chứng tỏ ông không có cái nhìn biện chứng và khách quan. Vốn dĩ, sự xuất hiện các mặt đối lập, các mâu thuẫn ở các sự vật, hiện tượng, kể cả các hiện tượng xã hội là tất yếu khách quan;Trong một quốc gia sự tồn tại những khác biệt, những hiện tượng sai trái là điều dễ hiểu; vấn đề làphải nhận biết mâu thuẫn trong xã hội đó là cơ bản hay không cơ bản, chủ yếu hay thứ yếu, bên trong hay bên ngoài… Vấn đề không phải là sợ có mâu thuẫn mà là ở chỗ giải quyết mâu thuẫn đúng đắn, triệt để nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
     Họ đang vô tình hay hữu ý lờ đi sự biến động, xung đột, mâu thuẫn ở các nước trên thế giới trong khi đề cập đến những hiện tượng ở Việt Nam?
     Không đâu xa, Thái Lan một quốc gia gần Việt Nam đã trải qua hơn 20 cuộc đảo chính, kể từ năm 1932 đến nay, trong đó có 11 cuộc đảo chính thành công. Các vụ xả súng ở Connecticut, Oregon, California (Mỹ), Pari (Pháp) hay những bất ổn ở Lybia, Ai Cập, Syria, hiện tượng nhà nước Hồi giáo IS tự xưng đã nói lên trong các xã hội đó còn đầy rẫy những bất công, mâu thuẫn không thể điều hòa. Đó là chưa kể đến mâu thuẫn giữa giới giàu có, người nghèo khổ, tỉ lệ thất nghiệp ở các nước tư bản phát triển.Bất ổn chính trị đồng nghĩa với các mâu thuẫn, tranh chấp quyền lực, hoạt động của các băng đảng, tổ chức chính trị, ổ nhóm phạm tội xuyên quốc gia, quốc tế…Các quốc gia này mặc dù đang cố gắng để giải quyết mâu thuẫn nhưng dường như khó đem lại kết quả vì nỗ lực giải quyết mâu thuẫn của chính giới đang vướng vào vòng luẩn quẩn lập trường giai cấp.
     Trong khi đó, trên tinh thần “thượng tôn pháp luật”, cùng với sự khoan dung, độ lượng, với các hành vi sai trái Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn giải quyết có lý có tình”, hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo nên sự đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để chung tay xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Những thiếu sót, hạn chế chế trong quản lý xã hội,trong thực thi công vụ luôn được phát hiện khắc phục sửa chữa kịp thời; điển hình như vụ việc của ông Đoàn Văn Vươn, các cá nhân, tổ chức sai phạm đều nghiêm túc nhận khuyết điểm và chủ động khắc phục; hay sai phạm trong xây dựng tại toàn nhà 8B Lê Trực, trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát được làm rõ và kiên quyết xử lý.
     Một khía cạnh nữa chứng tỏ các phần tử cơ hội chính trị có cái nhìn phiến diện, muốn đưa “cái hiện tượng thành cái bản chất” khi họ cho rằng lãnh đạo Đảng, Nhà nước không quan tâm đến quyền làm chủ của nhân dân. Điều này hoàn toàn trái với trong hiện thực Việt Nam. Thử hỏi rằng nếu Đảng, Nhà nước Việt Nam không tôn trọng, lắng nghe nhân dân, các tầng lớp trí thức, các nhà quản lý thì làm sao có hơn 15 triệu lượt góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; và hàng triệu lượt ý kiến của Đảng viên, người không phải là đảng viên đóng góp vào dự thảo văn kiện đại hội XII của Đảng. Đó là chưa nói đến cấp địa phương như thành phố Hồ Chí Minh chỉ sau 1 tháng công bố toàn văn Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố đến các tầng lớp nhân dân để lấy ý kiến đóng góp, đã có hơn 15.646 ý kiến góp ý và 189 bài viết trên các báo, đài Trung ương và Thành phố.Đến đây, chúng ta càng hiểu hơn cái “mẹo” của các thế lực thù địch, chống phá cách mạng Việt Nam đó là luôn đem những cái có tính hiện tượng quy thành bản chất, mà thiếu đi cái nhìn khách quan, toàn diện đối với sự phát triển của một quốc gia dân tộc./.

1 nhận xét:

  1. Chúng ta cần có biện pháp, cách làm, bước đi đồng bộ, phù hợp để tháo gỡ những bất cập về tổ chức bộ máy, thể chế, cơ chế, chính sách... Như vậy sẽ không vô tình tạo ra kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá cách mạng nước ta.

    Trả lờiXóa