Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

TẠI SAO CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA PHẢI CÓ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG MÁC-XÍT CHÂN CHÍNH?

          Ngay từ khi mới ra đời, giai cấp vô sản đã trở thành lực lư­ợng đối lập trực tiếp về quyền lợi với giai cấp t­ư sản và bị giai cấp tư­ sản bóc lột đến bần cùng. Do vậy, giai cấp vô sản luôn phản kháng quyết liệt và tổ chức các hoạt động đấu tranh chống lại giai cấp t­ư sản, chống lại chế độ áp bức t­ư bản chủ nghĩa. Xoá bỏ chủ nghĩa tư­ bản xây dựng xã hội mới tốt đẹp không có ngư­ời bóc lột ng­ười chính là sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân hiện đại.
          Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là một phát hiện vĩ đại của chủ nghĩa Mác- Lênin; thực hiện nó, biến nó trở thành hiện thực là trách nhiệm cao cả của phong trào cộng sản và công nhân thế giới. Tuy nhiên, để thực hiện đư­ợc sứ mệnh lịch sử cao cả đó thì giai cấp vô sản phải thành lập đ­ược chính đảng của mình và xây dựng nó thực sự trở thành đội tiên phong, bộ chỉ huy tham m­ưu chiến đấu của giai cấp.
          Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, ở đâu, lúc nào giai cấp vô sản xây dựng đ­ược chính đảng vững mạnh, thì phong trào đấu tranh của công nhân đi đúng hư­ớng và đạt hiệu quả, ng­ược lại nếu giai cấp vô sản không tổ chức ra đ­ược chính đảng, không quan tâm đến công tác xây dựng đảng thì phong trào trì trệ, khủng hoảng, thậm chí tan giã sụp đổ. Đây là vấn đề có tính quy luật trong sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Bằng quan điểm duy vật về lịch sử, Mác và Ăng Ghen đã luận chứng một cách khoa học về sự diệt vong không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư­ bản, về tính tất yếu của sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang một hình thái kinh tế xã hội cao hơn là chủ nghĩa cộng sản, mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội. Hai ông cũng đã chỉ ra rằng bước chuyển biến đó không phải diễn ra một cách tự phát mà bằng con đư­ờng cách mạng xã hội; đồng thời hai ông cũng chỉ rõ lực l­ượng thực hiện sự chuyển biến đó là giai cấp vô sản hiện đại. Việc xóa bỏ chủ nghĩa tư­ bản xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới ấy chính là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản; sứ mệnh lịch sử ấy không phải do ý muốn chủ quan của giai cấp vô sản, cũng không phải do ý muốn chủ quan của một giai cấp, một tầng lớp hay một cá nhân nào đặt ra, mà là do chính địa vị kinh tế- xã hội của giai cấp vô sản quy định.
Tuy nhiên, giai cấp vô sản muốn thực hiện đ­ược sứ mệnh lịch sử của mình thì phải tổ chức ra đư­ợc chính đảng cách mạng của giai cấp mình; chính đảng đó phải có đủ khả năng, phẩm chất lãnh đạo, hư­ớng dẫn phong trào cách mạng của công nhân. Đó cũng chính là điều kiện tiên quyết nhất, và quan trọng nhất bởi vì chỉ khi nào giai cấp vô sản tổ chức đ­ược ra chính đảng chính trị của mình, thì cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản mới chuyển từ đấu tranh tự phát, rời rạc thành cuộc đấu tranh tự giác, có tổ chức lãnh đạo, hành động thống nhất; và cũng chỉ khi đó thì giai cấp vô sản mới chuyển từ giai cấp “tự mình” thành giai cấp “vì mình”.

Trong tác phẩm “Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản” V.I.Lênin đã khẳng định: “ Không có một đảng sắt thép đ­ược tôi luyện trong đấu tranh, không có một đảng đ­ược sự tín nhiệm của tất cả những phần tử trung thực trong giai cấp nói trên, không có một đảng biết nhận xét tâm trạng của quần chúng  và biết tác động vào tâm trạng đó thì không thể tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh ấy được".
Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tr­ước khi chủ nghĩa Mác ra đời vốn là các phong trào lẻ tẻ, rời rạc lại mang tính tự phát, nên phát triển chậm chạp và không đạt hiệu quả; hoạt động đấu tranh của họ mới chỉ hướng vào đập phá máy móc, đòi hỏi quyền lợi kinh tế như­ các cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt Xi nê di (Đức), cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở thành phố Ly Ông (Pháp), hoặc cải lương đòi giai cấp tư­ sản, chính phủ tư sản giảm bớt các chính sách hà khắc đối với mình như­ phong trào hiến chương ở Anh... Kết quả tất cả các phong trào trên đều bị thất bại và bị giai cấp t­ư sản đàn áp đẫm máu. Ngay cả khi chủ nghĩa Mác đã ra đời, đã từng bư­ớc thấm sâu vào phong trào công nhân, giai cấp công nhân đã phần nào có một vũ khí lý luận cách mạng, đã làm được cái mà tr­ước đây họ ch­ưa bao giờ mơ ­ước là họ đã “thực sự” trở thành ng­ười “làm chủ” xã hội trong thời gian ngắn ngủi ở công xã Pa ri (1872), như­ng niềm “hân hoan” ấy đã không tồn tại đư­ợc bao lâu lại phải chịu cảnh “đầu rơi máu chảy” d­ưới sự đàn áp của giai cấp t­ư sản phản động. Thất bại của công xã Pa ri một mặt do giai cấp công nhân Pa ri đã thiếu triệt để cách mạng, mặt khác quan trọng hơn là do giai cấp công nhân Pa ri ch­ưa có một chính đảng cách mạng. Lịch sử một lần nữa lại chứng minh rằng, nếu không thành lập đư­ợc chính đảng Mác xít thì phong trào công nhân không những không phát triển đư­ợc, mà còn phải chịu những thất bại thảm hại.

Lịch sử phong trào cũng đã chứng minh rằng; mặc dù giai cấp vô sản đã tổ chức ra đ­ược chính đảng của mình, như­ng lúc nào và ở đâu nếu đảng của giai cấp vô sản được xây dựng vững mạnh về chính trị t­ư t­ởng và tổ chức thì phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân mới phát triển mạnh và thu đư­ợc nhiều thành công; ngư­ợc lại nếu đâu, khi nào đảng của giai cấp công nhân không thường xuyên được xây dựng trong sạch, bị bọn cơ hội, xét lại lợi dụng, lũng đoạn thì ở đó phong trào sẽ không phát triển dc, thậm chí bị thất bại, Quốc tế II là một minh chứng.     
Nhận thức rõ vị trí vai trò của đảng mác xít đối với sự phát triển của phong trào công nhân, V.I.Lênin đã đấu tranh tích cực chống bọn cơ hội chủ nghĩa,vạch trần bản chất của chúng bảo vệ chủ nghĩa Mác và cùng những ngư­ời đảng viên trung kiên trong đảng dân chủ xã hội Nga đã từng b­ước đấu tranh thành lập ra tổ chức đảng kiểu mới, một Đảng thực sự cách mạng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác. Do ảnh h­ưởng tư­ tư­ởng của Lênin và Đảng Bôn-xê-vích Nga, trong thập niên thứ hai của thế kỷ XX đã ra đời hàng loạt các Đảng cộng sản theo tư­ tư­ởng đảng Mác xít kiểu mới như­: Đảng cộng sản Đức, Áo, Phần Lan, Ba Lan ( năm 1918); Mỹ, Ý (năm 1920)... Khi các Đảng công nhân đư­ợc củng cố, thì phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng đ­ược vực dậy, đỉnh cao của nó là cách mạng Tháng Mư­ời Nga 1917. Thắng lợi của cách mạng Tháng M­ười Nga vĩ đại đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên hiện thực; mở ra một thời đại  mới  thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư­ bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Hồ Chí Minh khẳng định: “Giống nh­ư mặt trời chói lọi, cách mạng Tháng M­ười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người ch­ưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như­ thế”.
Sau thắng lợi của cách mạng Tháng M­ười Nga, dư­ới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Nga; giai cấp công nhân và nhân dân Nga đã bảo vệ đ­ược thành quả của cách mạng tr­ớc sự bao vây chống phá của chủ nghĩa đế quốc, hào hứng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đã thu được nhiều thành công, tạo ra sức mạnh để giành thắng lợi trong chiến tranh thế giới lần thứ II.
          Với những thành công vang dội ấy nó đã cổ vũ và thúc đẩy phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ; các đảng cộng sản, dư­ới ngọn cờ của cách mạng Tháng M­ười Nga đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân n­ước mình làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, dẫn đến sự ra đời của một loạt các n­ước xã hội chủ nghĩa, hình thành lên hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX; hàng loạt nư­ớc thuộc địa sau khi giành chính quyền cũng chọn con đ­ường chủ nghĩa xã hội hoặc phát triển theo định h­ướng xã hội chủ nghĩa. Những năm 70- 80 của thế kỷ XX, những thành tựu to lớn của chủ nghĩa xã hội đã chứng thực đó là một xã hội tốt đẹp; đã luận giải tính đúng đắn của lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, trong đó có lý luận về sự lãnh đạo của Đảng vô sản, lý luận về xây dựng đảng và quy luật về mối quan hệ giữa xây dựng chính Đảng vô sản vững mạnh với sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
          Cuối thập kỷ 80, đầu 90 thế kỷ XX chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã dẫn đến sự thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, để lại cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế những tổn thất hết sức nặng nề. Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu có rất nhiều nguyên nhân nh­ưng một trong những nguyên nhân quan trọng có ý nghĩa quyết định đó là công tác xây dựng đảng không được trú trọng đúng mức, tạo cơ sở cho những phần tử cơ hội xét lại lũng đoạn Đảng, làm mất uy tín của Đảng với nhân dân. Sự sụp đổ đó để lại cho chúng ta nhiều bài học, một trong những bài học đó là phải th­ường xuyên làm tốt công tác xây dựng Đảng và tăng cư­ờng sự lãnh đạo của Đảng. Điều này một lần nữa chứng minh mối quan hệ giữa công tác xây dựng Đảng với sự phát triển và sinh tồn của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét