Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ LÀ MỘT TẤT YẾU HIỆN NAY


Thời gian vừa qua lợi dụng sự kiện chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ và sự tạm thời nắng xuống của Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế, các học giả tư sản và một số người trước đây đã từng là “cộng sản” qua miệng lưỡi của mình đã tuyên truyền rằng: phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã cơ bản bị thủ tiêu. Họ cho rằng lực lượng còn lại hiện nay chỉ như là những cơ thể yếu ớt đang thoi thóp trong môi trường phát triển của chủ nghĩa tư bản, sớm hay muộn những cơ thể yếu ớt đó cũng sẽ ngừng thở và bị đào thải ra khỏi quỹ đạo phát triển của chủ nghĩa tư bản. Họ khẳng định rằng chỉ có con đường tư bản chủ nghĩa mới là vĩnh cửu, trường tồn, mới hợp quy luật trong sự tồn tại phát triển của xã hội loài người. Vậy những ngôn từ của những miệng lưỡi nói trên đúng hay sai, và sự thật có như họ nói hay không? Để đi tìm câu trả lời nghiên cứu, tìm hiểu chủ nghĩa tư bản và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế sẽ thấy rõ.
Trước hết bàn về chủ nghĩa tư bản, vào thế kỷ thứ XIV, XV trong lòng xã hội phong kiến đang trên đà suy tàn (ở châu Âu) đã xuất hiện một giai cấp mới, giai cấp tư sản với một kiểu phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ngay từ khi mới ra đời phương thức sản xuất này đã tỏ ra vượt trội so với phương thức sản xuất phong kiến, càng phát triển nó càng phá tan những cát cứ phong kiến. Như C.Mác đã nhận xét: trong quá trình phát triển của mình chủ nghĩa tư bản đã tạo ra lượng vật chất bằng tất cả các xã hội trước đó cộng lại. Tuy nhiên từ khi xuất hiện đến khi giành thắng lợi trước giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản cũng phải trải qua quá trình đấu tranh suốt mấy thế kỷ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Từ khi giành thắng lợi và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa đến nay, với bản chất của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất giai cấp tư sản đã tiến hành áp bức bóc lột đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động thông qua giá trị thặng dư, nó đã tạo lên chính trong lòng nó những mâu thuẫn ngày càng trầm trọng và không thể điều hòa. Theo quy luật mâu thuẫn khi đạt đến đỉnh điểm thì tự khắc mâu thuẫn đõ sẽ được giải quyết, biểu hiện ra mặt xã hội là sự đối kháng giai cấp giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Sự đối kháng đó khi đến đỉnh điểm thì cách mạng xã hội sẽ nổ ra. Trên thực tế các cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân, nhân dân lao động tến hành đã nổ ra ngay từ khi mới ra đời và cùng với quá trình phát triển, thì những cuộc cách mạng xã hội đó đã trở thành các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và chiến thắng giai cấp tư sản, làm suy yếu và thất bại chế độ tư bản.
 Điều này cho thấy rằng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không và sẽ không bao giờ là một chế độ hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người, không bao giờ là vĩnh cửu khi mà nó là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, khi mà trong lòng nó luôn tồn tại những mâu thuẫn không thể điều hòa.
Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế, đây là bộ phận tiên tiến nhất của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, tập hợp và liên kết các đảng cộng sản và công nhân, các tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân quốc tế trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa quóc tế của giai cấp công nhân. Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế là phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động nhằm chống lại giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ áp bức và bóc lột, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới và thực hiện các mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Lịch sử hình thành, phát triển của Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn phát triển gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống các chế độ áp bức, bóc lột và đặc biệt gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và phong trào công nhân. Sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển các đảng cộng sản và công nhân – đội tiền phong của giai cấp công nhân. Từ khi giai cấp công nhân có đảng cộng sản chân chính lãnh đạo, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã chuyển từ tự phát lên tự giác. Phong trào Công nhân với nhiều tổ chức chính trị - xã hội, nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh đã góp phần to lớn làm biến đổi sâu sắc bộ mặt thế từ giữa thế kỷ XIX đến nay. Đặc biệt là trong thế kỷ XX phong trào công nhân đã giành thắng lợi vang dội đưa chủ nghĩa xã hội mở đầu bằng cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, sau chiến tranh thế giới thứ 2 trở thành hệ thống đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản.
Măc dù trong giai đoạn vừa qua chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu thoái trào sụp đổ, nhưng theo phân tích của các nhà nghiên cứu thì đây là sự sụp đổ của những mô hình cụ thể đã cững nhắc chứ không phải sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học và Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế. Nguyên nhân của sự sụp đổ trên ai cũng rõ đó là do giáo điều, máy móc, do chậm đổi mới tư duy, do sự chống phá của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội xét lại. Với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại do đã rút ra được những bài học sương máu từ sự sụp đổ trên, nên đã kịp thời cải cách, đổi mới không những không sụp đổ mà còn phát triển mạnh mẽ. Mô hình đó đã ngày càng củng cố thêm niềm tin vững chắc vào chế độ xã hội chủ nghĩa, cổ vũ, động viên phong trào công nhân quốc tế tiếp tục phát triển trên con đường đấu tranh vì một tương lai tươi sáng của mình.
Hiện nay cho dù chủ nghĩa tư bản có tận dụng được khoa học, công nghệ, có điều chỉnh thích nghi, nhưng họ cũng không làm giảm được những mâu thuẫn vốn có mà nó ngày càng trầm trọng thêm. Biểu hiện của những mâu thuẫn này đó là những cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế và những bất ổn xã hội đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra ngay chính trong lòng của các nước tư bản, trong đó phần nhiều ở các nước tư bản phát triển, đặc biệt là Mỹ. Từ những khủng hoảng đó làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước này vẫn tiếp tục diễn ra một cách mạnh mẽ.

Như vậy những quan điểm được phát ra từ những miệng lưỡi của các học giả tư sản đã nêu ở trên là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Sự ngụy biện của họ chẳng qua chỉ để cố gắng bảo tồn cái cơ thể hiện đang mục ruỗng của họ và qua đó làm giảm đi khí thế đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động mà thôi. Chúng ta có thể khẳng định rằng Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế hiện nay sẽ không hề bị thủ tiêu và cũng không bao giờ trở thành cơ thể yếu ớt mà phong trào đó ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chúng ta tin tưởng rằng sớm hay muộn phong trào đó cũng sẽ giành thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới và nó luôn là một tất yếu của lịch sử./.

2 nhận xét:

  1. Đúng vậy qua các phương tiện thông tin hiện nay cho ta thấy phong trào cộng sản và công nhân quốc tế vẫn đang hoạt động và trên đà phát triển, nó ngược lại với những tuyên truyền của các học giả tư sản.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng vậy qua các phương tiện thông tin hiện nay cho ta thấy phong trào cộng sản và công nhân quốc tế vẫn đang hoạt động và trên đà phát triển, nó ngược lại với những tuyên truyền của các học giả tư sản.

    Trả lờiXóa