Cuộc đấu tranh bài trừ,
phủ định lẫn nhau giữa giai cấp tư sản và giai cấp tư sản là điều hiển nhiên
bởi nó khác nhau về bản chất và lợi ích; nhưng đáng buồn là trên thực tế một số
kẻ nhân danh là "hiền sỹ"; "con lạc cháu hồng" lại đi rêu
rao rằng: chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác - Lênin cũng chỉ là một thứ tôn
giáo, một thứ chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Tư duy, lập luận, bảo vệ
"con đường chính trị" của mình thì tùy vào nhãn quan chính trị, bản
lĩnh, lập trường, quan niệm và lợi ích của mỗi người hoặc (nhóm người).
Vậy chủ nghĩa xã hội khoa
học có phải là một thứ tôn giáo; là học thuyết không tưởng? Sự thật về mặt lý
thuyết và học thuật xin phép không cắt nghĩa, nhưng hãy thử làm một phép so
sánh đã được kiểm nghiệm trên thực tế sẽ thấy sự khác nhau rất cơ bản về bản
chất giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với tôn giáo; giữa chủ nghĩa xã hội khoa
học với chủ nghĩa xã hội không tưởng:
Thứ nhất, sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với tôn
giáo:
Sự khác nhau
|
Tôn giáo
|
CNXHKH
|
1. Thế giới quan
|
Duy tâm
|
Duy vật
|
2. Lực lượng thay đổi xã hội
|
Thần thánh
|
Lực lượng chính trị là giai cấp
công nhân
|
3. Phương pháp
|
Tu hành
|
Đấu tranh
|
4. Kết quả
|
Hơn 2000 năm, không thay đổi được
xã hội
|
Gần 1 thế kỷ tạo ra thời đại mới:
từ CNTB lên CNXH
|
Thứ hai, sự khác nhau về chất giữa chủ nghĩa xã hội khoa học
với chủ nghĩa xã hội không tưởng:
Sự khác nhau
|
CNXH Không tưởng
|
CNXH Khoa học
|
1. Cơ sở kinh tế kỹ thuật
|
Kỹ thuật thủ công trong nông
nghiệp, tiểu công nghiệp
|
Công nghiệp hiện đại, xã hội hóa
ngày càng cao
|
2. Cơ sở chính trị - xã hội
|
Nhân dân lao động bị áp bức bóc lột
nói chung (nông dân, thợ thủ công…)
|
Giai cấp công nhân hiện đại
|
3. Cơ sở nhận thức
|
Nhận thức cảm tính
|
Nhận thức khoa học
|
4. Phương pháp
|
Cải lương xã hội
|
Cách mạng xã hội
|
5. Hiệu quả
|
Chủ nghĩa xã hội không tưởng phát
triển tỷ lệ nghịch với phong trào công nhân
|
Phát triển cùng sự phát triển của
phong trào công nhân, thực hiện bước tiến trong giải phóng xã hội
|
Từ hai bảng so sánh trên
cho thấy, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời là bước phát triển về chất trong
dòng chảy tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại. Do đó không thể đồng nhất
chủ nghĩa xã hội khoa học với một thứ tôn giáo nào đó hoặc là chủ nghĩa xã hội
không tưởng. Kính mong các "hiền sỹ" – những người vốn tự xưng danh "vì nước, vì dân" nghiên cứu,
suy xét.
Tôn giáo chỉ là sự ru ngủ, còn CNXH mới là tương lai của chúng ta
Trả lờiXóaCNXH sẽ là tương lai, còn tôn giáo không hẳn là sự ru ngủ vì đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới và tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trả lờiXóanhất trí với ý kiến của bạn :)
Xóa