Cho đến giữa thế kỷ XIX, khoa học dân tộc học được tách ra khỏi khoa
học lịch sử, trở thành một ngành khoa học độc lập. Song dân tộc học đã có quá
trình hình thành lâu dài trong lịch sử nhân loại.
Thời cổ đại, những nguồn
tư liệu về dân tộc học trên thế giới đã được ghi chép, tích lũy phong phú trong
nhiều sách lịch sử, ký sự, địa lý, văn học... Thời cổ đại có những tài liệu ghi
chép mang tính chất dân tộc học. Trong cuốn Sáng thế kỷ (bộ sách đầu của
Kinh Cựu ước) đã cung cấp những tư liệu về tộc người Do Thái ở Trung Đông. Bản
anh hùng ca Iliát và Ôđixê của Hôme đã miêu tả những sắc tộc trong đoàn
quân Hy Lạp ở vùng Địa Trung Hải. Các sách cổ của Trung Quốc (Kinh thi
của Khổng Tử, Sử ký của Tư Mã Thiên), Ấn Độ (Kinh Vệ Đà, Sử
thi Ramayana)... đều chứa đựng nhiều tư liệu về dân tộc học.
Thời trung cổ, ở vùng
Trung Đông, trong sách lịch sử của các học giả Ảrập đã ghi chép nhiều tư liệu
dân tộc học về vùng đất này. Trong biên niên sử Trung Quốc, phần viết về sư
Huyền Trang đời Đường đã nói đến nhiều phong tục tập quán của các dân tộc ở Trung
Á, Đông Nam Á. Tác phẩm Cuộc đời của Máccô Pôlô ghi chép về phong tục,
tập quán, văn hóa của các nước phương Đông. Trong chuyến đi vòng quanh thế
giới, Côlôngbô đã tìm ra châu Mỹ và ghi chép nhiều tư liệu về thổ dân da đỏ. Chuyến
thám hiểm của Magienlăng ghi chép lại đặc điểm các dân tộc ở các nước Á, Phi,
Mỹ, châu Đại Dương.
Thời cận đại, tư liệu dân
tộc học ngày một nhiều, mang ý nghĩa dân tộc học trực tiếp hơn. Năm 1788, để chuẩn
bị cho thành lập Hội Phi châu (African Association), các nghiên cứu và khảo sát
châu Phi được đẩy mạnh, đem lại nhiều tư liệu phong phú về các dân tộc ở đây. Cuối
thế kỷ XVIII, lần đầu tiên thuật ngữ Dân tộc học - Ethnography, xuất
hiện trong tác phẩm Khảo luận về giáo dục tri thức với dự định thành lập một
khoa học mới của Chavannes (Pháp) xuất bản ở Thụy Sĩ năm 1787. Tại đây,
Chavannes định nghĩa dân tộc học như là lịch sử những tiến bộ của các dân tộc.
Đến giữa thế kỷ thứ XIX, dân tộc học đã trở thành một khoa học độc lập.
Nhiều công trình dân tộc học, tạp chí chuyên ngành được xuất bản, nhiều cơ quan
nghiên cứu chuyên môn được thành lập ở Tây Âu, điển hình ở Anh, Pháp, Đức... Lúc
này, khoa học dân tộc học đã xác định được phạm vi, đối tượng, chức năng và
nhiệm vụ nghiên cứu có tính độc lập. C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những tác phẩm
nổi tiếng, có ý nghĩa dân tộc học sâu sắc như: Sự hình thành ý thức Đức;
Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước... làm cơ sở
lý luận quan trọng cho hình thành, phát triển trường phái dân tộc học mác xít.
Nghiên cứu dân tộc học sẽ rất tốt cho nghiên cứu lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trả lờiXóaNghiên cứu dân tộc học sẽ rất tốt cho nghiên cứu lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trả lờiXóa