Một là, hệ thống pháp luật, cơ
chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân (KTTN) phát triển còn nhiều bất cập và thiếu đồng
bộ.
Các qui định pháp luật và các cơ chế,
chính sách về tài chính, tín dụng, thuế, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, về lao động, tiền lương, giáo dục đào tạo, về dịch vụ công,
về khoa học và công nghệ, về thương mại và hội nhập quốc tế, …để khuyến
khích KTTN phát triển còn chưa đồng bộ, bất cập, thiếu linh hoạt và chưa được
thực hiện nghiêm. Môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi
ro cao, thiếu sự an toàn và tính minh bạch. Kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững
chắc, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định. Nguy cơ lạm phát, tỷ giá, lãi
suất cao trở lại, thiếu ổn định còn lớn. Bội chi ngân sách nhà nước và nợ công
cao; đầu tư công kém hiệu quả. Rủi ro an toàn hệ thống tài chính còn cao. Trật
tự và kỷ luật thị trường còn nhiều yếu kém; vi phạm pháp luật và cạnh tranh
không lành mạnh diễn ra khá phổ biến trên thị trường. Sự minh bạch, công khai
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý của Nhà nước còn nhiều
hạn chế.
Hai là, KTTN chưa đáp ứng được
vai trò là một động lực.
Tốc độ tăng trưởng GDP của KTTN có xu
hướng giảm trong những năm gần đây. “Giai đoạn 2003-2010: 11,93 %/năm; giai
đoạn 2011-2015: 7,54%/năm”[3]. KTTN có qui
mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ kinh doanh.“Số lượng các hộ gia đình, cá thể
chiếm khoảng 95% tổng số chủ thể KTTN”
Trình độ công nghệ, trình độ quản
trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp. Phần
lớn doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu và phụ thuộc vào nhập khẩu “số lao
động có kỹ thuật chuyên môn chỉ khoảng 7%; đầu tư cho đổi mới thiết bị, công
nghệ chiếm 3% doanh thu”. Quản trị của
các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể trong KTTN còn rất yếu, hệ thống
kế toán, quản lý tài chính chưa thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật,
hoạt động thiếu minh bạch.
KTTN có cơ cấu ngành nghề còn bất hợp
lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác khoảng 81% cho
các hoạt động thương mại và dịch vụ nhỏ, lẻ phục vụ người tiêu dùng; phần còn
lại khoảng 19% hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Khả năng tham
gia chuỗi giá trị sản xuất trong nước, khu vực và toàn cầu thấp. Tỷ lệ doanh
nghiệp phá sản, ngừng hoạt động cao, “bình quân giai đoạn 2007-2015 là 45% tổng
số doanh nghiệp còn hoạt động trong nền kinh tế. Năm 2016 có 73.130 doanh
nghiệp chấm dứt hoạt động và 20.345 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, trong khi
số doanh nghiệp thành lập mới là 110.100 doanh nghiệp”.
Ba là, vi phạm pháp luật và cạnh
tranh không lành mạnh trong KTTN còn khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp có số vốn
ít nhưng đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh, không xác định rõ mục tiêu sản
xuất kinh doanh, xây dựng dự án đầu tư thiếu tính khả thi. Một số doanh nghiệp
của tư nhân được lập ra để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp như mua bán hoá
đơn khống, buôn lậu,... Tình trạng gian lận thương mại, vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ, thương hiệu xảy ra phổ biến.
Bốn là, nhiều qui định của pháp
luật về KTTN chưa được thực hiện nghiêm; nhất là lĩnh vực đầu tư, đất đai, tín
dụng, thuế và hải quan. Môi trường đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp còn nhiều hạn
chế, tiềm ẩn rủi ro cao và thiếu minh bạch. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài
sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng
giữa KTTN và các thành phần kinh tế khác; chi phí trung gian, không chính thức
còn nhiều; vẫn còn biểu hiện của cơ chế xin - cho.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên có
nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là: Chưa có sự thống nhất
cao về lý luận và nhận thức đối với phát triển KTTN; thể chế về phát triển
doanh nghiệp, doanh nhân còn nhiều bất cập. Chưa tạo được bước đột phá trong
đổi mới, hoàn thiện thể chế KTTN và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện nhiều chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTN đạt
hiệu quả chưa cao và còn chưa nghiêm túc. Xuất phát điểm phát triển và năng lực
nội tại của KTTN thấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét