Trước hết, đối
với các tổ chức đảng, trực tiếp là các chi bộ đảng phải thường xuyên nâng
cao chất lượng giáo dục, rèn luyện, quản lý cán bộ đảng viên. Đây là giải pháp
cơ bản, quan trọng hàng đầu. Các tổ chức đảng, cán bộ lãnh đạo, chủ trì các cơ
quan, đơn vị cần tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về
tư cách đạo đức người cán bộ cách mạng, về bổn phận của người cán bộ trước nhân
dân. Đồng thời, quán triệt, nhận thức sâu sắc mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và
nhân dân; nhận thức rõ vai trò, sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng.
Hai
là, thực hiện tốt việc đấu tranh tự phê bình và phê bình, nhằm ngăn
chặn, đẩy lùi các biểu hiện của bệnh quan liêu, xa rời quần chúng. Đây là giải
pháp quan trọng, có ý nghĩa trực tiếp quyết định biện pháp hữu hiệu để nâng cao
nhận thức, trách nhiệm cho mỗi cán bộ, đảng viên trong giải quyết mối quan hệ với
nhân dân, phục vụ nhân dân. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần hiểu sâu sắc và
thực hiện tốt việc tự phê bình phải đi đôi với phê bình; phê bình đồng chí, đồng
đội để giúp nhau sửa chữa tiến bộ, để bồi bổ tư cách, không che giấu khuyết điểm,
không “làm qua quýt cho xong”, “làm chiếu lệ”, hoặc cho rằng “đó là việc nhỏ, không
quan trọng” mà phải thực sự mạnh dạn chỉ cho nhau những hạn chế, khuyết điểm
trong quan hệ với nhân dân cả khi làm việc ở cơ quan cũng như khi sinh hoạt ở
nơi cư trú.
Ba là, mỗi
cán bộ, đảng viên cần tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nhất
là học tập và làm theo phong cách làm việc gần dân, thân dân, vì dân của Chủ tịch
Hồ Chí Minh thông qua những công việc cụ thể, hằng ngày gắn với cương vị công
tác để xứng đáng là “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Đây là cách
khắc phục, sửa chữa “bệnh” quan liêu, xa rời quần chúng hiệu quả và thiết thực
nhất. Bởi vì, mỗi công việc của Đảng phải đứng về phía quần chúng, phải liên hợp
chặt chẽ với dân chúng. Người đảng viên không chỉ lãnh đạo quần chúng, mà còn
phải thấu hiểu quần chúng và học hỏi kinh nghiệm của quần chúng; cán bộ, đảng
viên không chỉ lo những việc lớn cho dân mà còn phải lo đến “tương, cà, mắm, muối”
của nhân dân. Thực tế cho thấy, ở bất cứ cơ quan, đơn vị, địa phương nào mà người
cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu mà thực sự gương mẫu về phẩm chất đạo
đức, lối sống, năng lực công tác và hết lòng vì dân thì được nhân dân tôn trọng,
yêu mến, nể phục, tin tưởng và noi theo. Từ đó, cán bộ, đảng viên và nhân dân
“hòa vào một”, và như thế, “bệnh” quan liêu, xa rời quần chúng cũng tự mất
theo.
Quan liêu, xa
rời quần chúng là một “căn bệnh” rất nguy hiểm đang tồn tại ở một bộ phận cán bộ,
đảng viên cần phải được “chữa” kịp thời và triệt để. Những biện pháp trên đây
là rất cơ bản với mỗi tổ chức cơ sở đảng, nhất là chi bộ, nơi cán bộ, đảng viên
trực tiếp sinh hoạt và công tác cần đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất lượng
quản lý, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, đảng viên; nêu cao tinh thần đấu tranh tự
phê bình, phê bình, tự rèn luyện, bồi dưỡng của mỗi người. Đồng thời, giải quyết
tốt mối quan hệ với nhân dân để thực sự là người lãnh đạo, người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét