Một là, thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng, hành động trong
triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển KTTN. Đây là nhiệm vụ giải
pháp hàng đầu nhằm tạo sự đồng thuận cao về nhận thức, tư tưởng, hành động
trong toàn xã hội, tạo điều kiện cho KTTN phát triển.
Trong đó, cần tập trung nâng cao nhận
thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao
trong xã hội về khuyến khích, tạo mọi điều kiện phát triển KTTN, về chức năng
của Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập.
Hai là, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho
phát triển KTTN. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW của
Hội nghị Trung ương 5 Khóa IX “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến
khích và tạo điều kiện phát triển KTTN” việc tạo lập “môi trường đầu tư, kinh
doanh, khởi nghiệp còn nhiều hạn chế”. Vì vậy, tiếp tục tạo lập môi
trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để KTTN phát triển có ý nghĩa rất quan trọng.
Ba là, hỗ trợ KTTN đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và
phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động.
Khuyến khích KTTN đầu tư vào các hoạt
động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến, thúc
đẩy đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao năng suất lao động; Đẩy mạnh thực hiện chiến lược
quốc gia về phát triển nguồn nhân lực với hệ thống chính sách, giải pháp đồng
bộ. …
Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Trong đó,
tập trung xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn và phát triển đội ngũ cán bộ, công
chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, trách
nhiệm cao và liêm chính.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công
tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành,
chính quyền địa phương các cấp đối với việc chấp hành chủ trương, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với KTTN nhưng phải bảo đảm không làm
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo gánh nặng tâm lý đối với
người dân và doanh nghiệp. Phòng, chống, xoá bỏ mọi biểu hiện của “chủ nghĩa tư
bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm” trong xây dựng và thực thi pháp luật, cơ
chế, chính sách đối với KTTN.
Năm là, đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị
- xã hội, xã hội - nghề nghiệp đối với KTTN
Đổi mới nội dung, phương thức lãnh
đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng trong khu vực KTTN phù
hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tăng cường chỉ đạo công
tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao trong hệ
thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Có giải pháp thực hiện chủ trương
phát triển đảng trong khu vực KTTN. Coi trọng công tác sơ kết, tổng kết việc
thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển KTTN; bảo đảm giữ nghiêm kỷ
luật, kỷ cương của Đảng trong khu vực KTTN.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong phát triển
KTTN. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, làm tốt
vai trò tổ chức đại diện, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để
cung cấp thông tin, hỗ trợ liên kết, hợp tác kinh doanh, đào tạo, kỹ thuật và
tư vấn cho các hội viên./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét