Thứ nhất: Sử dụng truyền thông đại chúng (bao
gồm đài phát thanh, báo chí và truyền hình).
Những nội dung chủ yếu mà chúng tiến hành là xuyên
tạc, bôi nhọ và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận
mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã lựa chọn, xuyên tạc sự
nghiệp đổi mới đất nước, truyền bá nhân sinh quan và quan niệm giá trị tư sản,
bôi nhọ nhân cách lãnh tụ, kích động gây chia rẽ trong các tầng lớp nhân dân
cũng như giữa quân đội với nhân dân, giữa quân đội với công an và các cơ quan
Nhà nước.
Thứ hai: Thông qua hợp tác khoa học, giáo dục và đào tạo.
Các thế lực thù địch lợi dụng hợp tác khoa học, giáo
dục và đào tạo để thực hiện mưu đồ của chúng trong chiến lược “diễn biến hoà
bình”. Theo chúng, đây là lĩnh vực giúp “đào tạo nên những nhà lãnh đạo tương
lai”, tạo nên những “hạt giống” và đến một ngày nào đó sẽ nảy mầm “diễn biến
hoà bình”.
Thứ ba: Bằng văn học, nghệ thuật.
Những hoạt động chính của chúng là: xuất bản và tán
phát vào nước ta với khối lượng lớn các tác phẩm văn học nghệ thuật có nội dung
phản động như tiểu thuyết, chuyện ngắn, ký (ví dụ: “Mặt thật”, “Hoa xuyên
tuyết” của Bùi Tín; Tạp chí văn nghệ “Làng Văn” xuất bản ở Canađa v.v..). Bằng
các phương tiện thông tin đại chúng, các thế lực thù địch đọc, đăng tải và hết
lời ca ngợi những tác phẩm văn học có nội dung xấu của các văn nghệ sĩ cực đoan
quá khích ở trong nước như: “Những thiên đường mù” của Dương Thu Hương, tác
phẩm xuyên tạc và khoét sâu sai lầm trong cải cách ruộng đất, bôi đen hình ảnh
Anh bộ đội Cụ Hồ và người đảng viên cộng sản, xuyên tạc bản chất tốt đẹp của
chủ nghĩa xã hội; “Thân phận tình yêu” (còn gọi là nỗi buồn chiến tranh) của
Bảo Ninh, xuyên tạc, bôi nhọ bản chất tốt đẹp của quân đội ta và cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước và hàng chục tác phẩm khác như văn của Nguyễn Huy
Thiệp, thơ của Nguyễn Chí Thiện, Phạm Thị Hoài.
Thứ tư: Phổ biến quan điểm phản động, sai trái bằng
photocoppy, tán phát tài liệu theo kiểu chuyển tay.
Lợi dụng công nghệ photocoppy đang phát triển rầm rộ
trong những năm gần đây ở nước ta, các thế lực thù địch và những phần tử cơ
hội, xét lại, những người bất mãn, chống đối đã viết, photocoppy và tán phát
một khối lượng lớn nhân dân và quân đội ta. Họ photocoppy chuyển tay những tài
liệu, những sách báo tạp chí phản động của người Việt lưu vong, thậm chí
photocoppy tài liệu mật của ta cho người nước ngoài ở Việt Nam. Theo các cơ
quan chức năng, đến nay đã có hơn 200 loại tài liệu do các phần tử cơ hội viết
và thông qua phương thức photo coppy tán phát rộng rãi trong nước và chuyển ra
nước ngoài.
Thứ năm: Qua bưu điện.
Bưu điện là con đường công khai, hợp pháp có luật quốc
tế bảo đảm, thời gian nhanh, đến tận tay người cần gửi, tương đối an toàn. Vì
vậy các thế lực thù địch ngày càng triệt để lợi dụng phương thức này để chuyển
các tài liệu sách, báo, tạp chí, băng hình có nội dung phản động vào trong
nước. Chúng gửi cho các phần tử cơ hội chính trị, những văn nghệ sĩ cực đoan
quá khích, những người bất mãn, những người có quan điểm sai trái, gửi cả cho
những người có vị trí, cương vị quan trọng trong xã hội, những cán bộ tham mưu
xây dựng chiến lược cho Đảng và Nhà nước. Trong quân đội chúng gửi cho một số
cán bộ chủ trì cấp Quân đoàn, Quân khu, một số cán bộ cao cấp có vị trí trong
Bộ Quốc phòng.
Thứ sáu: Lợi dụng các thế lực tôn giáo và vấn đề dân tộc.
Tôn giáo và chính trị vốn có quan hệ khăng khít. Chính
vì vậy, các thế lực đế quốc phản động lợi dụng tôn giáo làm công cụ “diễn biến
hoà bình”, nhất là trên lĩnh vực chính trị tư tưởng: Khoác lên hoạt động chính
trị và mục đích chính trị dưới cái vỏ “ý chúa” và việc làm tín ngưỡng để ngủ
lừa bịp quần chúng; kích động quần chúng bất mãn, manh động về chính trị, gây
rối chia rẽ mất đoàn kết trong cộng đồng, tạo nên những “vụ việc”, qua đó bôi
nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản, lôi kéo, phát triển lực lượng,
chờ thời cơ gây bạo loạn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thứ bảy: Thông qua viện trợ kinh tế, quan hệ
mậu dịch, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết.
Trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế, việc mở
cửa, tăng cường quan hệ mậu dịch, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết là một
yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động quốc tế đã lợi dụng tình hình đó gây sức ép về
chính trị như thúc ép nước nhận viện trợ tư nhân hoá triệt để, đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập, tự do báo chí, phi chính trị hoá quân đội..v.v.. thực
hiện mưu đồ “không đánh mà thắng” của chúng.
Trên đây là một số thủ đoạn chính mà các thế lực thù
địch sử dụng để tác động về phương diện hệ tư tưởng đến quân
đội. Chúng ta cần nhận thức rõ và đầy đủ các thủ đoạn
này để từ đó có các biện pháp đấu tranh cho phù hợp và hiệu quả hơn trong
giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về
chính trị, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét