Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

“GÓP Ý, PHÊ BÌNH VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT” NHƯNG LẠI KHÔNG HIỂU LUẬT

Ngày 18-6 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật BHVBQPPL) với 92,96% đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia biểu quyết tán thành. Đây là một trong những dự án luật được đông đảo cử tri quan tâm. Dự án luật này cũng được một số đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta “soi xét” khá kỹ. Những người này từng có những bản “góp ý phê bình về quy trình xây dựng luật ở Việt Nam” đăng tải trên mạng xã hội và một số cơ quan báo chí nước ngoài, trong đó phê bình trực tiếp quy trình xây dựng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHVBQPPL.
Có lẽ họ không nhớ vào ngày 22-5-2020, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về dự án Luật BHVBQPPL. Tại cuộc họp này, về cơ bản, các vị ĐBQH đã tán thành với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và nhiều nội dung của dự thảo luật; đồng thời đóng góp thêm ý kiến về một số điều, khoản cụ thể. Trên cơ sở ý kiến của các vị ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật. Có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn về thời gian cơ quan chủ trì soạn thảo gửi văn bản tới Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và phạm vi, chủ thể, thời hạn thực hiện phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam để bảo đảm tính khả thi. UBTVQH đã báo cáo: Việc phản biện xã hội đối với dự thảo Luật BHVBQPPL đang được thực hiện theo quy định của Luật MTTQ Việt Nam. Dự thảo luật đã tiếp thu, bổ sung quy định về hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 6. Các vấn đề về thời gian gửi văn bản, phạm vi, chủ thể, thời hạn phản biện xã hội thuộc trình tự, thủ tục thực hiện phản biện xã hội, hiện đang được quy định tại Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN. Do đó, UBTVQH xin tiếp thu ý kiến của các ĐBQH để chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, quy định rõ trong Nghị quyết liên tịch số 403.
Cũng có ý kiến đề nghị Hội đồng Dân tộc (HDDT), các ủy ban của Quốc hội chỉ nên có ý kiến mà không nên quy định trách nhiệm thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và tham gia thẩm tra dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực phụ trách, UBTVQH cho rằng, theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, HĐDT, ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ thẩm tra các dự án luật thuộc lĩnh vực phụ trách nhằm bảo đảm tất cả nội dung liên quan của dự án luật đều được xem xét để báo cáo Quốc hội, UBTVQH. Tương tự như vậy, trong việc thẩm tra đề nghị xây dựng luật, ngoài trách nhiệm chung của Ủy ban Pháp luật thì rất cần ý kiến thẩm tra chuyên môn sâu của HĐDT, các ủy ban khác của Quốc hội với vai trò là cơ quan phụ trách lĩnh vực. Đây cũng là sự đổi mới hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong công tác lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật và đã đạt được những kết quả tích cực. Việc quy định như vậy cũng là nhằm đề cao, làm rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan tham gia trong quy trình xây dựng, ban hành luật như yêu cầu của Ban Bí thư tại Thông báo số 26-TB/TW ngày 19-4-2017.
Như vậy UBTVQH đã tiếp thu tối đa ý kiến đóng góp của các ĐBQH theo hướng mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể của các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và toàn dân trong xây dựng các dự án luật, điều này trái với ý kiến của một số người cho rằng Quốc hội áp đặt ý chí của một số ít người trong xây dựng luật. Điều đáng phê phán là có người “góp ý, phê bình về quy trình xây dựng luật ở Việt Nam” nhưng lại không hiểu quy trình xây dựng luật ở Việt Nam.

2 nhận xét: