Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024

THÁI ĐỘ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ NHƯ THẾ NÀO?

 

Đối với chủ nghĩa xã hội dân chủ:

Đảng Cộng sản Việt Nam, nghiên cứu đánh giá, xem xét một cách nghiêm túc, khách quan, toàn diện hệ thống quan điểm của chủ nghĩa xã hội dân chủ để nhận rõ thực chất nội dung. Kiên quyết ngăn ngừa, chủ động, kịp thời đấu tranh ngăn chặn trào lưu tư tưởng này; coi chủ nghĩa xã hội dân chủ là một nguy cơ lớn đe dọa sự phân hóa tư tưởng trong Đảng và chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội dân chủ với những quan điểm cải lương, nguy hại về chính trị, kinh tế đang phối hợp chặt chẽ với chủ nghĩa chống cộng, tiến công về chính trị, tư tưởng trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, làm cho trong nội bộ xuất hiện diễn biến phức tạp, xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Đối với trào lưu xã hội dân chủ:

Thấy rõ nguồn gốc của trào lưu xã hội dân chủ không coi họ là kẻ thù. Cần phân tích, đánh giá một cách khách quan, công bằng đối với các quan điểm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Trân trọng sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân xã hội dân chủ đối với cách mạng Việt Nam. Tránh nhận thức không đúng, không thấy sự vận động của nó; cải thiện quan hệ hữu nghị, hợp tác với các đảng trong trào lưu xã hội dân chủ, không đẩy họ về phía kẻ thù. Mở rộng trao đổi về chính trị, tư tưởng, văn hóa, khoa học và tăng cường quan hệ với các đảng xã hội dân chủ trên nguyên tắc: tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc của nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, chia rẽ, phá hoại, gây mất ổn định chính trị xã hội của Việt Nam. Đảng ta không để có hiện tượng bè phái, chia rẽ, các nhóm hoặc đảng viên theo hướng dân chủ xã hội; kiên quyết xử lý về mặt tổ chức những đảng viên “chuyển hóa tư tưởng chính trị” theo chủ nghĩa xã hội dân chủ, hệ tư tưởng tư sản, chủ động phòng ngừa, phê phán mọi biểu hiện tư tưởng xã hội dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

VÌ SAO TRÀO LƯU DÂN TÚY LẠI TRỖI DẬY TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY?

 

- Xuất phát từ sự bất ổn của nền kinh tế thế giới, “siêu toàn cầu hóa” từ thập niên 1990 đã đưa đến nghịch lý: công nghệ sản xuất phần lớn được đưa từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia chậm hay đang phát triển và hàng hóa được chuyển theo chiều ngược lại. Do đó, lợi ích chủ yếu mang lại cho các công ty lớn hoặc đa quốc gia, trong khi đó những người lao động thiếu việc làm hoặc tay nghề thấp mất việc nhưng không có khả năng để tìm việc mới, gây bất bình trong người lao động.

- Sự già hóa dân số, sự xung đột về văn hóa, đời sống bấp bênh của người lao động, nhất là của những người yếu thế làm gia tăng sự bất mãn của người dân. Tình trạng già hóa dân số trong bối cảnh các thay đổi về lực lượng lao động ở các xã hội công nghiệp dẫn đến các phản ứng văn hóa cũng là nguyên nhân lý giải cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy.

- Cách mạng khoa học công nghệ, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã thay đổi mọi mặt của đời sống, từ kinh tế đến quan hệ giữa con người; quá trình cá nhân hóa thông tin tăng cao, tin giả tràn lan, làm cho người dân hiểu không đủ rõ vấn đề, dễ hoang mang, bị thông tin chi phối, dẫn dắt.

- Chính sách xã hội phải đối mặt với nhiều thách thức, chi phí cho chính sách an sinh đối với người già, tàn tật, thất nghiệp hay hưu trí càng tăng làm gia tăng đáng kể số nợ của chính phủ, theo đó, nợ nần luôn đè nặng lên đời sống vốn đã khó khăn của không ít người dân và của xã hội.

- Sự quan liêu xa rời và thiếu gần gũi với nhân dân của giới quan chức cầm quyền đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa lợi ích và tiếng nói của người dân hoặc của một số tầng lớp dân cư với giới chức cầm quyền hoặc những người có quyền lực trong xã hội.

- Di dân và di tản toàn cầu, với nhiều lý do, thật sự là thách thức đối với các chính phủ, khoét sâu sự ngăn cách về tâm lý giữa người đến và người sở tại về những khó khăn trong giải quyết, tiếp cận cơ hội, việc làm và phát triển.

Tình hình thế giới biến đổi sâu sắc, tình trạng bất bình đẳng gia tăng, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội chưa được giải quyết tốt, lợi ích chính đáng, hợp pháp của số đông người lao động chưa được quan tâm giải quyết hiệu quả… là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy ở các nước Âu, Mỹ hiện nay.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ TRUYỀN THỐNG VÀ TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI LÀ GÌ?

 

Những khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội dân chủ truyền thống và chủ nghĩa xã hội dân chủ hiện đại thể hiện ở một số nội dung sau:

Về cơ sở lý luận: các đảng xã hội dân chủ truyền thống cho rằng, lấy giai cấp để làm cơ sở phân chia ranh giới chính trị. “Chủ nghĩa xã hội dân chủ truyền thống là chính trị giai cấp của phái tả, nền tảng cử tri chủ yếu của nó là giai cấp những người lao động chân tay”[1].  Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ hiện đại: thu hút tập hợp các lực lượng chính trị, trong đó lấy lực lượng trung gian làm hạt nhân, vứt bỏ chính trị giai cấp, theo đuổi, ủng hộ “vượt giai cấp”.

 

Về chế độ sở hữu và chính sách kinh tế: chủ nghĩa xã hội dân chủ truyền thống: thời kỳ đầu chủ trương công hữu, sau họ lại chủ trương xây dựng nền kinh tế hỗn hợp: tư nhân kết hợp với quốc doanh; kế hoạch kết hợp với thị trường xã hội; ung hộ nhà nước can thiệp toàn diện (bảo hiểm, tăng trưởng, việc làm, giáo dục, y tế, văn hóa…); xây dựng nhà nước phúc lợi.

Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ hiện đại: giảm bớt sự can thiệp của nhà nước, kết hợp sự can thiệp của nhà nước với thị trường tự do. Kết hợp chính phủ với giới công nghiệp và các ngành kinh tế.

Về vai trò nhà nước và chức năng của chính phủ: chủ nghĩa xã hội dân chủ truyền thống: chủ trương mở rộng vai trò của chính phủ và của nhà nước. Coi nhà nước là công cụ chủ yếu để cải tạo và xây dựng xã hội. Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ hiện đại cho rằng: thời đại tập quyền trung ương và đồ sộ đã qua và sẽ không bao giờ trở lại nữa, chủ trương trao quyền cho cấp dưới. Chính phủ chỉ dẫn dắt chứ không bao biện, tăng cường quyền lực cho địa phương để được tiếp cận nhiều với nhân dân.

Về chế độ phúc lợi xã hội: Chủ nghĩa xã hội dân chủ truyền thống: chủ trương xây dựng một nhà nước phúc lợi chung, chủ nghĩa tư bản nhân dân, chủ nghĩa tư bản xã hội. Chế độ phúc lợi đầy đủ là tiêu chí của một xã hội nhân đạo, vì thế phải duy trì một nhà nước phúc lợi tối đa, góp phần thúc đẩy công bằng xã hội, hòa hoãn mâu thuẫn giai cấp. Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ hiện đại cho rằng: Phúc lợi không phải chỉ bảo đảm an toàn mà phải tạo cơ hội giúp đỡ mọi người trong thế giới đầy biến động hiện nay.

Vấn đề quan hệ quốc tế: Chủ nghĩa xã hội dân chủ truyền thống: chủ trương giải trừ quân bị; chống chạy đua vũ khí hạt nhân; lên án chính sách thực dân của chủ nghĩa đế quốc; ủng hộ cuộc đấu tranh dân tộc, dân chủ của thế giới thứ ba; cải thiện quan hệ với các đảng cộng sản, tăng cường quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa; lấy bảo vệ môi trương sinh thái làm chính sách cơ bản.

Còn chủ nghĩa xã hội - dân chủ hiện đại: nhấn mạnh lấy giá trị phương Tây làm nền tảng chứ không lấy hình thái ý thức như chủ nghĩa xã hội dân chủ truyền thống làm cơ sở xuất phát; ủng hộ mở rộng NATO, biến nó thành đồng minh kinh tế, chính trị, quân sự lớn mạnh; can thiệp vào các nước có chủ quyền; lấy cớ để thích ứng đối với toàn cầu hóa, yêu cầu cải tổ các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại thế giới... làm cho nó phù hợp với lợi ích của phương Tây hơn.



[1] Antoni Giden - Viện Kinh tế - chính trị Luân Đôn, thầy và cố vấn chính trị của Thủ tướng Anh - Tony Blair

SỰ KHÁC NHAU CĂN BẢN GIỮA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ LÀ GÌ?

 

Sự khác biệt này của chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa xã hội dân chủ được thể hiện trên các vấn đề cơ bản sau:

Về biện pháp cách mạng: Chủ nghĩa xã hội khoa học vạch rõ: chỉ thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội mới giải phóng được giai cấp vô sản và quần chúng bị áp bức, bóc lột; chủ nghĩa xã hội dân chủ lại cho rằng: phải điều hòa mâu thuẫn và hợp tác giai cấp. Đặt phong trào của giai cấp công nhân vào trong khuôn khổ của cải cách kinh tế mà chủ nghĩa tư bản có thể chấp nhận được. Nhấn mạnh con đường hòa bình, dân chủ, cải lương xã hội để giải phóng người lao động.

Về quyền sở hữu: Chủ nghĩa xã hội khoa học: chủ trương xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xác lập chế độ công hữu; thông qua cách mạng chính trị để giành chính quyền về tay người lao động. Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ: chủ trương duy trì nhà nước tư bản và chế độ sở hữu tư sản. Hướng hoạt động vào việc cải biến, điều chỉnh sở hữu tư liệu sản xuất.

Về vai trò của Đảng: Chủ nghĩa xã hội khoa học: khẳng định sự cần thiết phải có chính đảng của giai cấp công nhân và chính đảng này phải lãnh đạo toàn xã hội. Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ cho rằng: Đảng là một cộng đồng, không cần thuần nhất về thế giới quan, xây dựng các đảng phái, các hiệp hội cùng điều khiển đời sống chính trị theo hướng cân bằng quyền lợi, cân bằng lợi ích.

Về vai trò của giai cấp công nhân: chủ nghĩa xã hội khoa học khẳng đinh nhất quán: giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ: họ làm lu mờ và phủ nhận vai trò của giai cấp công nhân đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Về vấn đề nhà nước: Chủ nghĩa xã hội khoa học: bản chất nhà nước kiểu mới là nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân. Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ: nhà nước phúc lợi chung, nhà nước của nhiều giai cấp, nhiều tập đoàn xã hội. Dân chủ đại nghị, đa nguyên chính trị.

Về chủ nghĩa quốc tế: Chủ nghĩa xã hội khoa học: cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp có tính quốc tế, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ: tôn sùng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hoặc xoá mờ ranh giới giai cấp.

Về vấn đề cơ sở lý luận: Chủ nghĩa xã hội khoa học: lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm hệ tư tưởng, cơ sở lý luận, là thế giới quan khoa học, lập trường chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Còn chủ nghĩa xã hội dân chủ: công khai đoạn tuyệt với chủ nghĩa Mác, trung lập về thế giới quan, không xác định được một hệ thống lý luận nào làm hệ tư tưởng chính trị.

NGUYÊN NHÂN SỰ BIẾN ĐỔI QUAN HỆ GIỮA NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN VỚI NGƯỜI XÃ HỘI DÂN CHỦ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY LÀ GÌ?

 

Sau chiến tranh lạnh, do xu thế thời đại, bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi sâu sắc; từ thực tiễn cách mạng, sự đòi hỏi của phong trào công nhân và nhân dân tiến bộ, những người xã hội dân chủ và những người cộng sản phải xích lại gần nhau hơn. Sự biến đổi này là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, xuất phát từ bản chất vốn có của của giai cấp công nhân, thống nhất về sự nghiệp và lợi ích cách mạng. Giai cấp công nhân thế giới không phân biệt quốc gia dân tộc, luôn chủ trương đoàn kết với các lực lượng tiến bộ trên tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Thứ hai, một số người thuộc lực lượng cánh “Tả” trong các Đảng xã hội - dân chủ luôn có chủ trương hợp tác với những người cộng sản. Họ chủ trương cải thiện một cách sâu sắc, toàn diện mọi lĩnh vực đời sống xã hội một khi họ có đại biểu chiếm đa số trong Quốc hội.

Ba là, ngày nay, để giải quyết những vấn đề toàn cầu, không có một lực lượng chính trị hay một quốc gia nào có thể đơn độc giải quyết được mà bắt buộc phải có sự hợp tác của tất cả các lực lượng chính trị, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Những vấn đề đó là: môi trường sinh thái; bùng nổ dân số, di dân tự do; các bệnh tật hiểm nghèo; khủng bố quốc tế, tội phạm quốc tế...

Bốn là, những thành tựu trong công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được. Các đảng cộng sản đã và đang khắc phục có hiệu quả những quan điểm rập khuôn, cứng nhắc về lý luận; bám sát hơn đời sống chính trị thế giới, chuyển đổi phù hợp với xu thế của thời đại. Các đảng cộng sản chủ trương quan hệ, hợp tác với tất cả các đảng cầm quyền, các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới, trong đó có các đảng xã hội - dân chủ.

Năm là, từ sau chiến tranh lạnh đến nay, quan hệ giữa các đảng cộng sản và xã hội dân chủ được cải thiện và phát triển với chủ trương đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế để trao đổi lý luận, kinh nghiệm, tăng cường quan hệ, đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau.

ĐẶC TRƯNG CỦA TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ LÀ GÌ?

 

- Xã hội dân chủ là một trào lưu trung dung đứng giữa các trào lưu khác. Đúng như V.I.Lênin chỉ rõ: “Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt các vấn đề một cách rõ rang và dứt khoát; bao giờ nó cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm này lẫn quan điểm kia, … lẩn tránh một cách khéo léo, mọi sự trình bày rõ rang những nguyên tắc của nó”[1]. Đặc trưng này không chỉ thể hiện khi còn là một xu hướng cơ hội trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà ngay cả khi trở thành một chủ thuyết độc lập.

- Chủ nghĩa xã hội dân chủ không nhất quán về thế giới quan. Trào lưu này xuất phát từ ba cuội nguồn: triết học đạo đức thời kỳ Khai sang, đạo Thiên Chúa (phái tả) và chủ nghĩa Mác. Lúc đầu chủ nghĩa Mác chi phối rất mạnh, hai cuội nguồn kia yếu hơn. Trong quá trình phát triển thì chủ nghĩa Mác thu hẹp lại còn hai cuội nguồn kia thì phát triển lớn hơn.

- Đảng xã hội dân chủ chuyển từ đảng gia cấp sang đảng nhân dân. Sự chuyển biến này nhằm thích nghi với điều kiện kết cấu giai cấp để thu hút được lực lượng vào đảng và ủng hộ đảng. Song, theo xu hướng này sẽ có thể biến đảng thành phong trào xã hội, mất dần tính chất tiên phong của gia cấp tiên tiến.

- Hòa hợp giai cấp là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Ngay cả khi trở thành đảng cầm quyền, các đảng xã hội dân chủ đã áp dụng chính sách phối hợp hòa giải giữa giới chủ và lao động, có tác dụng tạo nên sự đồng thuận xã hội. Nhưng trong quan hệ này giới chủ luôn giữ vững vai trò chủ thể, đảng xã hội dân chủ có lập trường lại không rõ rang, thì nhà nước sẽ nghiêng về giới chủ.



[1] V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.8, tr.476-478

TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ LÀ GÌ?

 

 Thuật ngữ “Xã hội - dân chủ” ra đời đầu tiên trên văn đàn ở Đức dưới tên tờ báo Người xã hội - dân chủ  xuất bản từ ngày 5 tháng 12 năm1864 đến ngày 26 tháng 4 năm 1871, là tiếng nói của công nhân và công đoàn. Nó thể hiện tư tưởng xây dựng một xã hội dân chủ và xã hội gắn liền với công bằng xã hội đối lập với nhà nước dân tộc sôvanh và quân phiệt của Đức thời bấy giờ. Trào lưu này, lúc đầu chịu ảnh hưởng tích cực của chủ nghĩa Mác, về sau xa dần mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân, thực hiện những thỏa hiệp chính trị với giai cấp công nhân.

“Chủ nghĩa xã hội dân chủ” là quan điểm tư tưởng và chính trị rất đa dạng về cải tạo chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội bằng con đường cải cách dân chủ, đối lập với hệ tư tưởng khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học và thực tiễn hoạt động của các đảng cộng sản và công nhân. Chủ nghĩa xã hội dân chủ là tên gọi thống nhất của hệ thống tư tưởng và mô hình mục tiêu của đảng dân chủ xã hội ở các nước. Chủ nghĩa xã hội dân chủ bác bỏ những luận điểm quan trọng nhất của học thuyết Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản. Họ tuyên truyền về “hợp tác gai cấp”, “hòa bình xã hội”, về những việc tự tu dưỡng đạo đức, về tư tưởng của thuyết đa chính trị, tư tưởng về trách nhiệm toàn cầu …