Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

“ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Một là, đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải được hình thành và phát triển trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin (trước hết là sự định hướng của bộ phận Tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa - cộng sản chủ nghĩa). Bởi vì Bác Hồ là người Việt Nam đầu tiên nhận thức đúng và “đưa” học thuyết Mác - Lênin vào Việt Nam để vận dụng, dẫn đường cho cách mạng Việt Nam, chính thức kể từ năm 1930 đến sau này… Có nghĩa là đạo đức đó phải được Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân soi sáng - đó cũng chính là học thuyết Mác-Lênin soi sáng cho đạo đức. Không dựa trên và vận dụng đúng đắn, sáng tạo học thuyết Mác-Lênin thì không thể có đạo đức cách mạng!
Hai là, đạo đức cách mạng, theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải gắn lòng yêu nước (yêu Tổ quốc), yêu dân tộc với yêu chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản, (tức là gắn với Mục tiêu - con đường phát triển của đất nước và dân tộc do Đảng cộng sản Mác - Lênin đề ra và lãnh đạo). Đây là một trong những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về “lòng yêu nước” của cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam từ khi có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Những ai “chỉ tin cậy và kính yêu Hồ Chí Minh” , nhưng lại tách rời, đối lập với học thuyết Mác - Lênin, với chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản… một cách thiếu hiểu biết hoặc cố ý xuyên tạc… hãy tỉnh ngộ! Bởi vì, không thể tách biệt, càng không thể đối lập tư tưởng đạo đức… Bác Hồ với dân tộc, với nhân loại với học thuyết Mác - Lênin và với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Hầu hết những luận điểm thực sự là lý luận khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh (như đã lưu giữ trong “Toàn tập Hồ Chí Minh”) đều là kết quả vận dụng đúng đắn - “nguyên xi” hoặc phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin rồi trên cơ sở khoa học đó mới có thể nhận thức đúng, vận dụng, phát triển sáng tạo những tinh hoa của nhân loại và của dân tộc Việt Nam.
         Ba là, đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân lao động - người làm chủ - chủ thể chân chính nhất trong sáng tạo và hưởng thụ mọi thành quả ngày càng cao của xã hội do chính nhân dân lao động làm nên trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản…
Bốn là, vì vậy mà có thể kết luận chung rằng: chỉ khi nhận thức đúng, vận dụng đúng 3 vấn đề cơ bản nhất nêu trên trong tư tưởng Hồ Chí Minh - thực chất là những nhân tố chính trị rất mới của thời đại hiện nay - Thời đại từ cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại - thì những ai có đạo đức cách mạng mới có thể tiếp tục kế thừa, vận dụng, phát triển đúng đắn, có hiệu quả tốt những giá trị của truyền thống lịch sử của nhân loại và của dân tộc Việt Nam.

1 nhận xét: