Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

CƠ SỞ VỀ PHƯƠNG DIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI PHẢN BÁC LẠI QUAN ĐIỂM CHO RẰNG QUÂN ĐỘI CHỈ BẢO VỆ TỔ QUỐC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Về phương diện lịch sử - xã hội, bất kỳ một tổ quốc nào, cũng được hình thành từ hai phương diện: tự nhiên - lịch sử và xã hội. Về phương diện tự nhiên - lịch sử, tổ quốc gắn liền với lãnh thổ cư trú của các cộng đồng người trong lịch sử, bao gồm: vùng đất, vùng trời, vùng biển, đảo... Về mặt xã hội, tổ quốc bao giờ cũng gắn với một thể chế chính trị nhất định, đại diện cho xu hướng phát triển của tổ quốc đó. Lịch sử Việt Nam và thế giới chứng minh rằng, không có và không thể có một tổ quốc chung chung, trừu tượng, mà bao giờ cũng gắn với một thể chế chính trị nhất định, cho dù đó là thể chế chính trị nào, phục vụ quyền, lợi ích của giai cấp nào. Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như bất cứ một quân đội nào trên thế giới đều có chức năng bảo vệ Tổ quốc. Đây là một sự thật hiển nhiên, không bàn cãi. Nhưng nếu quan niệm bảo vệ tổ quốc chỉ là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia để rồi kết luận Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (phương diện tự nhiên - lịch sử), chứ không có nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa là một sự sai lầm tai hại cả về phương diện học thuật lẫn phương diện chính trị, xã hội. Dẫu đó là vô tình hay cố ý thì cũng đã cổ súy cho những luận điệu sai trái, phản động nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta.
Trên một phương diện cao hơn, bảo vệ tổ quốc bao giờ cũng gắn liền với bảo vệ thể chế chính trị của tổ quốc ấy, không có bảo vệ tổ quốc chung chung, phi lịch sử, phi giai cấp. Trung thành với tổ quốc, trung thành với hiến pháp cũng chính là trung thành với thể chế chính trị đó. Ở Thái Lan, khi các cuộc biểu tình, xung đột giữa phe “Áo vàng” (PAD) và “Áo đỏ” (UDD) từ năm 2006 - 2011 làm cho nước này lâm vào khủng hoảng chính trị, quân đội đã đứng về phía chính phủ, trấn áp những người biểu tình ủng hộ ông Thaksin, lập lại trật tự xã hội. Năm 2013, khi chính trường Thái Lan trở nên bất ổn, Tướng Prayuth Chan-ocha đã đứng ra làm cuộc “đảo chính” lật đổ Chính phủ của bà Yingluck Shinawatra, lập lại trật tự, kỷ cương xã hội. Thực tế đó cho thấy, quân đội không chỉ bảo vệ tổ quốc, mà còn bảo vệ cả thể chế chính trị đã tổ chức, nuôi dưỡng nó. Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục, rèn luyện; vậy tại sao chỉ cần trung thành với Tổ quốc mà không cần trung thành với Đảng - người đã sáng lập ra Quân đội đó? Quan điểm chỉ bảo vệ Tổ quốc chứ không bảo vệ Đảng - với tính cách là người đại diện cao nhất của thể chính trị đó là một sự bịa đặt trơ trẽn, một lập luận vô nguyên tắc, phi hiện thực.

1 nhận xét:

  1. bảo vệ tổ quốc bao giờ cũng gắn liền với bảo vệ thể chế chính trị của tổ quốc

    Trả lờiXóa