Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG PHAI NHẠT LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG SUY GIẢM NIỀM TIN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Một là, sự biến chính trị năm 1991 ở Liên Xô và Đông Âu ảnh hưởng to lớn đến niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin.
Hai là, các nước xã hội chủ nghĩa hiện đã vượt qua những thời điểm khó khăn nhất của thập kỷ 90 thế kỷ XX lại chưa liên kết, đoàn kết lại để tạo nên sự ổn định, sức mạnh của đoàn kết, trái lại còn có nước gây xung đột làm giảm niềm tin trong nhân dân với các Đảng Cộng sản với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ba là, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề gây bức xúc trong nhân dân: ô nhiễm môi trường, tham nhũng, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, tổ chức cán bộ (tuyển dụng, đề bạt)… đều là những vấn đề to lớn, diễn ra khá phổ biến không dễ dàng giải quyết trong thời gian ngắn được.
So sánh những năm trước đây lại nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.
Bốn là, trong quá trình đổi mới, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới, chủ yếu là thế giới tư bản chủ nghĩa. Do đó các tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng theo quan điểm tư sản ảnh hưởng mạnh đến niềm tin của cán bộ, đảng viên. Các thế lực phản động lợi dụng để tuyên truyền, kích động khuynh hướng chống lại Đảng, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa làm cho không ít cán bộ, đảng viên từ dao động đến phủ nhận chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin và hướng theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Năm là, công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thiếu tính cơ bản, tính hệ thống và thiếu tính sâu sắc, thậm chí còn mang tính hình thức, do đó tác dụng rất hạn chế.

1 nhận xét: